HPE GreenLake là gì và nó hoạt động như thế nào?

GreenLake là một giải pháp của HPE, cho phép người dùng chỉ trả tiền cho các tài nguyên IT mà họ sử dụng. Cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của nó đối với các cụm HCI, hạ tầng dạng composable và các mục đích khác; Cũng như các lợi ích và nhược điểm tiềm ẩn của nó.

Các đội ngũ IT đã có hai tùy chọn chính để triển khai các tải xử lý của họ trong vài năm qua: duy trì hạ tầng IT tại chỗ (on-premises) — làm phát sinh chi phí và nguồn lực chung đi kèm với nó — hoặc di chuyển các tải xử lý lên đám mây và mất đi quyền kiểm soát về việc vận hành và bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, gần đây hơn, một tùy chọn thứ ba đã xuất hiện: mô hình hạ tầng dựa trên mức độ sử dụng (consumption-IT), cho phép người dùng triển khai hạ tầng tại cơ sở nhưng vẫn nhận được các lợi ích giống như đám mây. Hewlett Packard Enterprise đã đi đầu trong các nỗ lực phát triển mảng consumption-IT này với chương trình GreenLake của họ.

HPE GreenLake là gì?

GreenLake là dịch vụ thuộc trong nhóm các thứ mà ngành IT hay gọi là “…-as-a-Service”, mang lại sự linh hoạt giống như các dịch vụ đám mây đến với các trung tâm dữ liệu và các địa điểm khác, chẳng hạn như văn phòng vệ tinh, văn phòng ở xa. Khi bạn đăng ký sản phẩm GreenLake, HPE cung cấp một hệ thống hoàn chỉnh và được cấu hình sẵn bao gồm tất cả phần cứng và phần mềm cần thiết để khởi động và chạy gần như ngay lập tức.

Khuyến mãi máy chủ HPE ProLiant

HPE cũng quản lý hệ thống trong toàn bộ vòng đời của nó. Đổi lại, khách hàng phải trả phí thuê bao hàng tháng, dựa trên cơ cấu giá “pay-for-usage” (hay pay-as-you-go) tương tự như nhiều dịch vụ đám mây như AWS, Google Cloud,…

Với GreenLake, HPE cung cấp một số gói hạ tầng cơ sở để hỗ trợ các loại tải xử lý khác nhau. Ví dụ: gói “virtualization” cung cấp các tùy chọn để triển khai giải pháp GreenLake chạy các ứng dụng được ảo hóa và gói “composable” cung cấp các tùy chọn để triển khai hạ tầng có thể “phối ghép”, được điều khiển bằng phần mềm. HPE cũng cung cấp các gói cho một số loại tải xử lý đặc thù khác, gồm có lưu trữ, backup, quản lý cơ sở dữ liệu, Big Data, private cloudhigh performance computing.

HPE GreenLake hoạt động như thế nào?

Trung tâm của các gói này là phần cứng của HPE hỗ trợ mọi hệ thống GreenLake. Ví dụ: dịch vụ ảo hóa có thể sử dụng HPE SimpliVity, và hạ tầng composable của GreenLake có thể sử dụng HPE Synergy. Các sản phẩm của GreenLake cũng sử dụng phần cứng HPE như bộ lưu trữ Nimble hoặc máy chủ ProLiant DL, cũng như các phần mềm và dịch vụ của bên thứ ba như Docker, Hadoop, SAP HANA, Nutanix AHV, VMware Cloud Foundation, Microsoft Azure và AWS.

Ngoài phần cứng và phần mềm, các giải pháp của GreenLake còn đi kèm với các dịch vụ vận hành chuyên nghiệp từ HPE Pointnext, một nhóm chuyên gia hỗ trợ triển khai, quản lý và hỗ trợ từng sản phẩm của GreenLake. Pointnext cung cấp danh mục dịch vụ đầu cuối bao gồm giám sát, quản trị và tối ưu hóa từng hệ thống. Các dịch vụ này thể hiện sự khác biệt quan trọng giữa GreenLake với một chương trình cho thuê cơ bản, vốn chỉ đơn giản là cho thuê thiết bị phần cứng.

Gần đây hơn, HPE đã ra mắt GreenLake Central, một trình điều khiển quản lý tích hợp cung cấp cho khách hàng một cái nhìn thống nhất về các hoạt động IT, bao gồm cả private và public cloud, cũng như môi trường biên. GreenLake Central cung cấp một cổng thông tin tự phục vụ để giám sát việc sử dụng, chi phí, bảo mật, tính tuân thủ, hiệu suất và các số liệu khác. Cổng thông tin cũng cho phép các nhà phát triển và đơn vị kinh doanh tìm và sử dụng các dịch vụ khi họ cần đến.

Mô hình dựa trên mức tiêu thụ của GreenLake cho phép doanh nghiệp có được các sản phẩm trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất mà không phải trả chi phí và sự phức tạp đi kèm với cách tiếp cận truyền thống để triển khai hạ tầng.

GreenLake và mô hình dựa trên mức tiêu thụ

Một tính năng khác của GreenLake khiến nó khác biệt với các chương trình cho thuê là mô hình định giá dựa trên mức tiêu thụ, giúp chương trình phù hợp hơn với cấu trúc dịch vụ đám mây. HPE lắp đặt phần cứng trong môi trường do khách hàng lựa chọn nhưng cung cấp phần cứng dưới dạng dịch vụ chứ không phải mua bán hoàn toàn. Điều này không chỉ loại bỏ chi phí vốn ban đầu điển hình của giao dịch bán hàng truyền thống mà còn giảm đi chi phí IT. Khách hàng chỉ cần trả phí thuê bao hàng tháng, cùng với một địa điểm để lắp đặt hệ thống.

GreenLake tính phí dựa trên mức sử dụng có bộ đo thực tế thay vì một số tiền cố định. Theo cách này, người dùng chỉ trả tiền cho những gì được sử dụng chứ không phải những gì có thể được sử dụng. HPE liên tục giám sát quá trình cài đặt dựa trên nhiều lựa chọn số liệu, chẳng hạn như mức tiêu thụ trên mỗi máy chủ, trên mỗi gigabyte, trên mỗi node container hoặc trên mỗi VM. Khách hàng vẫn phải chọn ra một mức cam kết tối thiểu, nhưng ngoài ra, họ chỉ trả tiền cho những gì họ sử dụng.

Mức sử dụng được đo lường cũng cung cấp một hình thức quản lý dung lượng hiệu quả cho các tổ chức, vì bộ phận CNTT luôn biết dung lượng đang được sử dụng và ai đang sử dụng dung lượng đó. Nếu cần thêm dung lượng, người dùng có thể triển khai nó ngay lập tức vì sản phẩm GreenLake đi kèm với dung lượng bổ sung để phù hợp với tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, HPE không tính phí dung lượng bổ sung cho khách hàng cho đến khi họ thực sự sử dụng dung lượng đó. Sự kết hợp giữa mức sử dụng được đo lường và khả năng linh hoạt giúp tối đa hóa sự linh hoạt trong khi tránh các chi phí liên quan đến việc cung cấp quá mức nhu cầu (overprovisioning).

Mô hình dựa trên mức tiêu thụ của GreenLake cho phép doanh nghiệp có được các sản phẩm trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất mà không phải trả chi phí và sự phức tạp đi kèm với cách tiếp cận truyền thống để triển khai. Cùng với đó, bộ phận CNTT duy trì quyền kiểm soát hệ thống và môi trường của chúng, đồng thời hưởng lợi từ việc theo dõi, bảo trì và hỗ trợ liên tục từ HPE. Hệ thống mở rộng quy mô cũng dễ dàng hơn và nhanh hơn, mang đến sự linh hoạt hơn. Các tính năng này không chỉ giúp đơn giản hóa hoạt động CNTT mà còn giải phóng nhân sự CNTT cho các công việc khác.

Khi kết hợp với nhau, những lợi ích này có khả năng giảm chi phí liên quan đến việc triển khai và bảo trì hạ tầng CNTT. Không có chi phí vốn bang đầu (CapEx), bộ phận IT có ít thứ phải làm hơn, khách hàng chỉ trả tiền cho các dịch vụ họ sử dụng và các hệ thống dễ dàng mở rộng quy mô hơn — mà không phải cung cấp dư thừa cho chúng. Tuy nhiên, dù tất cả những điều này nghe có vẻ tốt, bạn không thể cho rằng một chương trình dựa trên mức tiêu thụ sẽ dẫn đến TCO thấp hơn. Ngay cả trong những trường hợp tốt nhất, các khoản phí thuê bao đó cộng lại và việc thanh toán chúng trong thời gian dài có thể là khá đắt đỏ.

Với GreenLake, không giống như hạ tầng truyền thống, người dùng không có bất cứ điều gì để thể hiện sự đầu tư của họ khi bạn không cần thiết bị nữa. HPE vẫn sở hữu toàn bộ phần cứng. Các tổ chức không thể bán đi máy chủ hoặc sử dụng chúng để trao đổi. Ngoài ra, họ vẫn phụ thuộc vào HPE để cung cấp các dịch vụ mà họ hứa hẹn. Điều này không chỉ có nghĩa là tuân thủ lịch trình của hãng, mà còn có nghĩa là họ cũng có thể truy cập vào hệ thống của bạn, điều này có thể không tối ưu trong môi trường yêu cầu bảo mật cao.

Điều đó không có nghĩa là các tổ chức nên tránh mô hình dựa trên tiêu dùng. Mà nó hàm ý rằng, họ cần phân tích cẩn thận một chương trình như GreenLake để có được TCO thực sự và đảm bảo chương trình đó sẽ đáp ứng các yêu cầu của họ trong thời gian dài.

Hiện đại hóa trung tâm dữ liệu

Đám mây đã chứng minh rõ ràng rằng các tổ chức thuộc mọi quy mô đều ủng hộ mô hình phân phối dựa trên dịch vụ, ngay cả khi chỉ dành cho tải xử lý đơn giản như backup và lưu trữ. Trên thực tế, mô hình này đã được chứng minh là rất phổ biến, hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều trung tâm dữ liệu lưu trữ các đám mây riêng và đám mây lai, cũng như các dịch vụ CNTT như hạ tầng composable, cung cấp tài nguyên dưới dạng dịch vụ. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi xu hướng “as-a-service” nắm giữ các nhà cung cấp phần cứng.

Theo HPE, GreenLake hiện là mảng kinh doanh phát triển nhanh nhất của công ty, với tổng giá trị hợp đồng hơn 2,8 tỷ USD và hơn 600 khách hàng. Nhưng HPE không đơn độc trong nỗ lực này. Ví dụ: NetApp cung cấp chương trình dựa trên mức tiêu thụ có tên là Cloud Consumption for NetApp HCI, và Dell Technologies đã ra mắt On Demand, một chương trình dựa trên mức tiêu thụ cung cấp nhiều tùy chọn và dịch vụ thanh toán để đáp ứng các yêu cầu khác nhau.

Khi nhu cầu về các sản phẩm CNTT dựa trên dịch vụ tiếp tục tăng, thì các tùy chọn dựa trên tiêu dùng cũng sẽ tăng theo, điều này có thể cách mạng hóa trung tâm dữ liệu như chúng ta đã biết. Mặc dù hạ tầng dưới dạng dịch vụ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường tổng thể, nhưng lợi ích của mô hình dựa trên tiêu dùng là quá lớn để có thể bỏ qua, đặc biệt khi áp dụng cho các nền tảng hợp nhất như hạ tầng siêu hội tụ SimpliVity của HPE hoặc hạ tầng composable Synergy, cả hai đều được cung cấp thông qua chương trình GreenLake dưới dạng giải pháp được quản lý hoàn toàn.

Các đội ngũ IT đang chuyển sang hạ tầng HCI và composable để đáp ứng nhu cầu của các tải xử lý hiện đại và phức tạp của họ, vì lý do tương tự mà họ thường chuyển sang đám mây. Đối với nhiều người, khả năng có được các loại sản phẩm hạ tầng CNTT này thông qua các chương trình dựa trên mức tiêu thụ có thể chỉ là động lực khuyến khích họ cần để hiện đại hóa trung tâm dữ liệu của mình — mà không cần phải chi tiêu cho vốn đầu tư mà họ phải đối mặt trong quá khứ.

Các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng có thể hưởng lợi từ mô hình dựa trên tiêu dùng vì họ thường không có đủ nguồn lực để tự làm tất cả. Tuy nhiên, bất kể quy mô của tổ chức là gì, hạ tầng dưới dạng dịch vụ có khả năng giúp đưa bất kỳ tổ chức nào đi đến với tương lai.

____
Bài viết liên quan

Góp ý / Liên hệ tác giả