Điện toán đám mây thế hệ tiếp theo: Private Cloud 3.0?

Ba xu hướng mới sẽ định hình tương lai của điện toán đám mây là: điện toán đám mây thế hệ tiếp theo mà chúng tôi tạm gọi là Private Cloud 3.0, các nhà cung cấp dịch vụ micro-service và các nhà cung cấp các loại hybrid cloud khác nhau.

Nhận định trên được Jai Menon, giám đốc nghiên cứu tại Cloudistic, phát biểu tại ITWeb Cloud Summit 2019, vừa được tổ chức tại Johannesburg vừa qua.

Thảo luận về tương lai của đám mây, Menon giải thích rằng khi các dịch vụ đám mây trưởng thành và một thế hệ private cloud mới có khả năng cao và dễ sử dụng xuất hiện, chúng tôi ghi nhận nhiều khách hàng đã bắt đầu mong đợi sử dụng cả các dịch vụ từ private cloud cho đến kết hợp nhiều public cloud khác nhau.

Giải pháp ảo hóa hạ tầng lưu trữ

“Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, như AWS (Amazon Web Services), đã buộc phải hành động với một thực tế này đến từ các khách hàng của họ”.

“Hai giai đoạn đầu tiên của điện toán đám mây là Cloud 1.0 (SaaS, phần mềm dưới dạng dịch vụ) đã làm thay đổi mô hình cung cấp các dịch vụ. Sau đó, chúng ta thấy sự xuất hiện của Cloud 2.0 (Big Data), cho phép cung cấp và khai thác tiềm năng của các tập dữ liệu lớn, Big Data”, Menon chỉ ra.

“Hiện tại, ‘Cloud 3.0’ đang dần hé lộ, mà trong đó sẽ là tất cả những gì về việc cung cấp dịch vụ trong một hệ thống máy tính lớn. Cho đến nay, các công ty, tổ chức phải quản lý cơ sở hạ tầng IT của mình dưới hình thức này hay hình thức khác, nhưng Cloud 3.0 sẽ đảm bảo các tổ chức không phải lo lắng về các bản vá (patch) hệ thống và bản vá bảo mật . Chúng cho phép tăng khả năng sử dụng và khả năng mở rộng, đồng thời cung cấp cho tổ chức một marketplace về ứng dụng”.

Đề cập chi tiết về đường đi của điện toán đám mây trong những năm qua, Menon giải thích rằng các tổ chức đã dần chuyển từ việc sử dụng máy ảo (virtual machine) sang việc điều phối các container, cho phép các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ trong thời gian rất ngắn.

“Từ container-as-a-service, chúng tôi đang thấy sự chuyển đổi sang ứng dụng nguyên khối (monolithic, single-tier application), và sau đó tiếp theo là chuyển từ ứng dụng nguyên khối sang các micro-service linh hoạt, mang lại lợi ích là sự đơn giản, tốc độ nhanh, quy mô lớn và tính linh hoạt cao. Chúng ta sẽ thấy một hiện tượng trong đó các team khác nhau sẽ cung cấp các dịch vụ micro-service khác nhau, được cung cấp cùng nhau trong các ứng dụng”.

Menon giải thích ba loại hybrid cloud mà nhiều tổ chức sẽ sử dụng trong vài năm tới là: one-to-one hybrid cloud; one-to-many hybrid cloud và many-to-many hybrid cloud.

“One-to-one hybrid cloud là sự kết hợp giữa một private cloud và một public cloud nào đó. Ví dụ: từ Azure Stack private cloud sang Azure public cloud.

“One-to-many hybrid cloud là sự kết hợp giữa một private cloud nào đó với nhiều public cloud. One-to-many hybrid cloud được đề cập đến khi các ứng dụng và dữ liệu có thể được di chuyển giữa một private cloud và các public cloud khác nhau.”

Vì vậy, các công ty, tổ chức cần phân tích thấu đáo nhu cầu thực tế để xác định kiến trúc cloud nào phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, ông gợi ý.

____
Bài viết liên quan

Góp ý / Liên hệ tác giả