Bốn xu hướng điện toán đám mây – cloud computing – cần chuẩn bị cho năm 2019

Với việc CIO truyền thống tiếp tục đóng vai trò quan trọng, năm 2019 hứa hẹn nhiều áp lực hơn với họ để cung cấp các giải pháp CNTT đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, đối tác và nhân viên.

Theo IDC, gần một nửa chi tiêu CNTT sẽ dựa trên điện toán đám mâycloud computing – vào năm 2018, “đạt 60% toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT và 60-70% của tất cả các phần mềm, dịch vụ và chi tiêu công nghệ vào năm 2020”.

Có một điều chắc chắn là đối với các CIO, điện toán đám mây gần như là một yếu tố trọng yếu cho sự cạnh tranh của họ so với đối thủ, không chỉ là về chi phí cần được quản lý tối ưu. Vào năm 2019, các CIO sẽ phải cân bằng giữa việc áp dụng các công nghệ đám mây mới nhất với việc đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống CNTT.

Giải pháp ảo hóa hạ tầng lưu trữ

Dưới đây là bốn xu hướng trong điện toán đám mây mà CIO cần chuẩn bị vào năm 2019:

1. Số lượng các dịch vụ và giải pháp đám mây (SaaS, Paas, IaaS) sẽ tiếp tục gia tăng.

Sẽ có sự bùng nổ của các dịch vụ và giải pháp đám mây mới, và đây là một số thống kê để chứng minh điều đó.

• Software-as-a-Service (SaaS) sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 18% vào năm 2020, theo Bain & Company.

• Đầu tư vào Platform-as-a-Service (PaaS) sẽ tăng từ 32% trong năm 2016 lên 56% vào năm 2019, khiến nó trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong các nền tảng điện toán đám mây, theo KPMG.

• Thị trường Infrastructure-as-a-Service (IaaS) được dự đoán sẽ đạt 72,4 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2020, theo Gartner.

Nếu chúng ta đánh giá theo xu hướng điện toán đám mây hiện tại, số lượng các giải pháp đám mây trong cả mảng public cloud và private cloud sẽ tiếp tục được mở rộng vào năm 2019. Chúng ta hy vọng sẽ thấy nhiều doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về tính đơn giản và hiệu suất cao mà các dịch vụ đám mây đem lại.

2. Máy tính lượng tử – Quantum Computing – Chiếc Chén Thánh cho những tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu – Có thể diễn ra nhanh hơn chúng ta nghĩ

Cuộc đua xác lập uy thế trong lĩnh vực tính toán lượng tử đang diễn ra. IBM tiếp tục chạy đua với Microsoft, Google và Intel, tất cả đều đang nỗ lực để xây dựng chiếc máy tính lượng tử đầu tiên có thể cung cấp các khả năng xử lý được hứa hẹn trong tương lai như: mã hóa dữ liệu nhanh chóng, giải quyết các vấn đề y khoa phức tạp, dự báo thời tiết, “nói chuyện” với AI, và vấn đề mô hình hóa trong lĩnh vực tài chính.

Một máy tính lượng tử nhanh và đáng tin cậy từng được dự báo là cần hơn một thập kỷ nữa để hoàn thiện, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy rằng chúng ta đang thực sự tiến gần hơn đến chúng.

Vào tháng 11 năm 2017, IBM đã thiết lập một bước ngoặt trong xử lý tính toán khi họ phát hành một phiên bản 5 qubit (qubit: đơn vị trong phép tính lượng tử) và 20 qubit, và nó bắt đầu cung cấp điện toán lượng tử như một dịch vụ đám mây. JPMorgan Chase, Daimler Honda, Barclays và Samsung là những nơi đầu tiên đăng ký thử nghiệm.

Alibaba gia nhập bằng cách phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và thực hiện bước tiến lớn tiếp theo hướng đến tính toán lượng tử, đó là họ đã tung ra một dịch vụ điện toán lượng tử 11 qubit, hiện đã có trên nền tảng điện toán đám mây lượng tử. Đây là hệ thống nhanh thứ hai trên thế giới, sau hệ thống 20 qubit của IBM.

Và thị trường điện toán lượng tử sẽ phát triển nhanh hơn dự đoán. Thị trường điện toán lượng tử toàn cầu sẽ có trị giá 1,9 tỷ USD vào năm 2023, tăng lên 8,0 tỷ USD vào năm 2027.

Nhưng thị trường điện toán lượng tử đang dần trở nên đông đảo hơn. Một số lớn các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tính toán lượng tử cũng đang gia nhập cuộc đua. Nổi bật nhất là D-Wave Systems có trụ sở tại Canada, công ty đầu tiên trên thế giới bán máy tính lượng tử. Hàng chục công ty khác cũng đang phát triển các thành phần trong tính toán lượng tử như thuật toán, ứng dụng và các công cụ phần mềm.

Nếu IBM và Alibaba có thể triển khai hiệu quả năng lực điện toán lượng tử thông qua các dịch vụ đám mây của họ, điều đó có thể đẩy nhanh việc ứng dụng tính toán lượng tử trên toàn thế giới.

Một khi cột mốc tiếp theo trong tính toán lượng tử đạt được, chúng ta sẽ thấy nó sẽ thành công hoặc dẫn đến một bước tiến mới điện toán lượng tử.

3. Sẽ có nhiều doanh nghiệp chọn đến giải pháp đám mây lai – Hybrid Cloud

Việc chuyển đổi hoàn toàn sang đám mây đã tỏ ra khó khăn hơn dự đoán, vì vậy các giải pháp hybrid cloud sẽ đóng một vai trò quan trọng. Với một hybrid cloud, các công ty có thể chuyển đổi sang đám mây theo cách đi riêng của họ, với ít rủi ro hơn và với chi phí thấp hơn. Vào năm 2019, nhiều công ty sẽ chọn phương pháp tiếp cận hybrid cloud, cho phép họ đạt được tính hiệu quả và tối ưu của các giải pháp cloud computing.

Kết quả điều tra về điện toán đám mây năm 2016 thực hiện bởi RightScale cho thấy rằng, một doanh nghiệp sử dụng đám mây sẽ truy cập ít nhất sáu đám mây khác nhau. Những đám mây này có thể là các hệ thống multi-vendor (ví dụ AWS, IBM, Google) hoặc một sự pha trộn của các public cloud và private cloud. Với việc áp dụng điện toán đám mây ở thời kỳ đỉnh điểm, các CIO năm 2019 cần phải hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng đám mây trước khi đưa ra quyết định phù hợp nhất với doanh nghiệp của họ.

4. Với GDPR, vấn đề bảo mật trên Cloud sẽ trở nên nhập nhằng hơn

Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng bảo mật sẽ tiếp tục là một vấn đề lớn với công nghệ điện toán đám mây, đặc biệt là hiện nay với sự ra đời của quy chế kiểm soát dữ liệu General Data Protection Regulation (GDPR). Với những lợi thế của điện toán đám mây, nhiều doanh nghiệp có khả năng sẽ đổ xô vào nó mà không xem xét nghiêm túc các tác động về khía cạnh bảo mật.

Theo Gartner, “Đến năm 2020, 99% các lỗ hổng bảo mật sẽ tiếp tục được các chuyên gia bảo mật và CNTT biết đến trong ít nhất một năm nữa”.

Trong năm 2019, các công ty sẽ khó khăn hơn để thực hiện các quy chế bảo vệ dữ liệu của họ, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của GDPR.

Với xu hướng chuyển đổi qua kỹ thuật số – digital transformation, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang đám mây vào năm tới, đồng nghĩa với việc các mối đe dọa an ninh mạng sẽ tăng lên tương ứng.

83% khối lượng xử lý của doanh nghiệp sẽ ở trên đám mây vào năm 2020, 41% khối lượng xử lý của doanh nghiệp sẽ chạy trên nền tảng public cloud, trong khi đó 22% khác sẽ chạy trên nền tảng hybrid cloud.

Việc tuân thủ theo GDPR trên cloud sẽ không còn là một nhiệm vụ dễ dàng. Kết quả từ một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Commvault cho thấy chỉ có một số lượng nhỏ (12% trong số 177 tổ chức CNTT toàn cầu được khảo sát) hiểu được cách GDPR sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ đám mây của họ. Những kết quả này làm tăng giả định rằng các công ty sử dụng dịch vụ đám mây sẽ dễ bị tổn thương hơn.

Các CIO sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết để cạnh tranh trong môi trường công nghệ luôn thay đổi này. Các xu hướng được mô tả ở trên là các lĩnh vực quan trọng mà họ phải dành riêng nguồn lực tương xứng để doanh nghiệp của họ có thể bắt kịp xu hướng và đảm bảo sản phẩm của họ luôn đi đầu trong chặn đường 2019 phía trước, và xa hơn nữa.

Theo Forbes

____
Bài viết liên quan

Góp ý / Liên hệ tác giả