Private cloud là một kiến trúc công nghệ đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp để giải quyết bài toán về việc cấp phát tài nguyên xử lý, phân bổ không gian lưu trữ một cách thuận tiện,… Mặc dù vậy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thành thạo về cách thức phát triển, xây dựng và triển khai các cụm private cloud cho mình một cách hiệu quả. Và đâu đó vẫn còn một sự mơ hồ giữa việc ứng dụng hệ thống private cloud một cách phù hợp và với việc xếp hạng doanh nghiệp CNTT.
Trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng nêu ra các điểm ưu việt của private cloud. Sau đó, sẽ giới thiệu các bước để bạn có được cái nhìn tổng quan, nhận ra được các yêu cầu của công ty, chọn phần cứng và phần mềm phù hợp, nắm được các vấn đề bảo mật và quản trị, và cuối cùng là tiến hành triển khai giải pháp private cloud lần đầu cho mình.
Tại sao phải là Private Cloud?
Private và hybrid cloud đang là xu hướng đang dần được chấp nhận rộng rãi để các doanh nghiệp giải quyết một số bài toán mà chúng đem lại giá trị nền tảng rất lớn. Trong đó bao gồm:
Tính tuân thủ
Triển khai các đám mây riêng và lai để xử lý các quy định của ngành và quan trọng là, các rủi ro về pháp lý. Ví dụ, về thông tin định danh cá nhân, nếu chẳng may sơ hở, có thể gây ra các cơn ác mộng về pháp lý và quan hệ công chúng. Nếu chi phí của rủi ro này lớn hơn chi phí bổ sung của việc sử dụng một private cloud, thì private cloud sẽ được chọn, thay vì sử dụng các dịch vụ trên nền tảng public cloud. Các ví dụ khác bao gồm kiểm soát và bảo mật thông tin tài chính, dữ liệu khách hàng, đối tác,…
Vấn đề hiệu suất
Triển khai các private hoặc hybrid cloud để tạo nhóm tài nguyên phần cứng chuyên dụng, đảm bảo năng lực tính toán cao nhất và ổn định cho các hệ thống trọng yếu. Có thể kể đến như các hệ thống database lớn cần truy cập trực tiếp vào các lớp phần cứng bên dưới với năng lực I/O nhanh, mà sẽ không thể hoạt động tốt với các chỉ số hiệu suất “mang tính tiếp thị” trên các dịch vụ public cloud. Các trường hợp sử dụng điển hình bao gồm phân tích dự đoán, các hệ thống giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng, HPC và thậm chí là trong lĩnh vực game – nhiều công ty phát hành game đang chuyển dịch qua hệ thống đặt tại chỗ (in-house) để kiểm soát tốt chi phí.
Định hướng kinh doanh
Sử dụng private cloud để tiết kiệm chi phí. Có hai trường hợp phổ biến: Thứ nhất, các chi phí ẩn trong các hệ thống phần cứng và phần mềm in-house, có thể được khai thác tối đa cho một private cloud, thay vì chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ public cloud. Thứ hai, khi chi phí của tài nguyên của public cloud vượt quá mức duy trì một hạ tầng private cloud (hoặc hybrid). Mặc cho các thông số được đưa ra, các dịch vụ public cloud ở một quy mô nhất định sẽ trở nên tốn kém hơn so với hệ thống private cloud, khi xem xét các chi phí một cách tổng thể.
Vấn đề Phát triển – Vận hành
Sử dụng private hay hybrid cloud để hỗ trợ cho các nhóm phát triển – vận hành, đặc biệt là ở các doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển kinh doanh, nhu cầu phát triển và nâng cấp ứng dụng lớn.
Private Cloud – Lợi ích lớn, độ phức tạp lớn
Private cloud có hầu hết các ưu điểm của public cloud – đám mây công cộng: Tự phục vụ (self-service) và khả năng mở rộng, phục vụ đa đối tượng (multi-tenancy), khả năng cung cấp máy ảo và tài nguyên tính toán theo yêu cầu, tính tuân thủ và khả năng bảo mật nâng cao.
Tuy nhiên, các vấn đề phức tạp nảy sinh bao gồm:
• Cài đặt và vận hành cơ sở hạ tầng tốn nhiều thời gian.
• Góc nhìn về việc khai thác so với chi phí cơ sở hạ tầng bỏ ra sẽ không rõ ràng.
• Mức độ phức tạp càng tăng cao với các yêu cầu tùy biến trong mọi dự án.
Xây dựng một hệ thống private cloud
Bây giờ chúng ta hãy xem xét những gì cần, đi từng bước, để xây dựng một hệ thống private cloud. Trong khi có nhiều mô hình có thể thấy trong lĩnh vực IT lâu nay, có một số cách tiếp cận và công nghệ mới nên được hiểu rõ.
Bước 1 – Xác định mục đích: Nắm bắt các yêu cầu kinh doanh, ảnh hưởng của các quy định về bảo mật và các vấn đề về mặt vận hành.
Bước 2 – Xác định khối lượng xử lý: Xác định loại ứng dụng và dữ liệu ứng dụng nào sẽ chạy trên private cloud, bằng cách phân chia khối lượng xử lý vào các ứng dụng, dữ liệu và cơ sở hạ tầng.
Bước 3 – Xác định phần cứng: Lấy tham số được xác lập ở bước trước và nâng quy mô (sizing) lên một hệ thống hardware mà sẽ phục vụ được cho bây giờ và cả trong tương lai.
Bước 4 – Xác định phần mềm: Quyết định xem bạn có muốn trả phí bản quyền hay không. Nếu bạn đang nghĩ đến giải pháp open source, OpenStack là lựa chọn hàng đầu.
Bước 5 – Xác định cấu trúc mạng: Xác định mô hình network của bạn sẽ hoạt động trên hệ thống private cloud – lên cấu hình network vật lý, các thành phần network được định nghĩa qua phần mềm (software-defined) nếu có, bảo mật, quản trị mạng.
Bước 6 – Xác lập bảo mật: Lập kế hoạch quản lý định danh và truy cập (IAM) – một cách tiếp cận công nghệ và bảo mật cho phép các cá nhân thích hợp truy cập đúng tài nguyên, vào đúng thời điểm.
Bước 7 – Xác định cơ chế quản lý: Khi bạn áp dụng số dịch vụ cloud nhất định, bạn sẽ không thể theo dõi và quản lý được hết tất cả. Trừ khi bạn lên kế hoạch trước cho mô hình quản lý dịch vụ của bạn.
Bước 8 – Quy trình và công cụ quản lý: Xác định các hoạt động giám sát, cơ sở hạ tầng vật lý bao gồm mạng, nguồn điện và hơn thế nữa.
Bước 9 – Triển khai: Thực hiện triển khai cụm private cloud của bạn, bao gồm cả phần cứng và phần mềm trong data center.
Bước 10 – Kiểm tra: Xác định các quy trình test để xác minh bạn đang đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và chuẩn bị cho các vấn đề bảo mật, downtime hoặc các lỗi có thể xảy ra.
Bước 11 – Vận hành: Xác định cách bạn sẽ vận hành cloud – giám sát, tự động hóa, bảo mật, quản trị,… Hay còn được gọi là CloudOps.
Điền tên và email để tải tài liệu hướng dẫn chi tiết
Bài viết liên quan
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023
- Kiến trúc Cloud-Native là gì?
- Điện toán đám mây trở nên nhanh hơn với PowerEdge và AMD
- Morpheus Data, giải pháp xây dựng Cloud thay thế cho VMware vRA
- Điều gì sẽ đến với điện toán đám mây trong năm 2023?
- Hybrid Multi-cloud là một mớ hỗn độn cần dọn dẹp, không phải là một sự đổi mới đáng mong chờ nào