Hiện tại thì chiếc card đồ họa RTX 2080 Ti của các nhà sản xuất thứ 3 như Asus, Leadtek, MSI, Gigabyte, Galax, Palit, INNO3D… đã ra mắt hàng loạt phiên bản riêng của họ trên thị trường và chiếm được cảm tình của rất nhiều game thủ. Thế nhưng khác với mọi khi, phiên bản ‘gốc’ Founder Edition do chính Nvidia tạo ra lần này lại hoàn toàn không bị lãng quên một cách nhanh chóng như mọi khi mà vẫn giữ nhiệt khá tốt và được nhiều người săn mua, thậm chí còn cháy hàng.
Quả thực thì RTX 2080 Ti Founder Edition đã có rất nhiều cải tiến, đặc biệt trong thiết kế tản nhiệt để đáp ứng được ‘gần’ hơn với nhu cầu của người sử dụng, chứ không đơn thuần chỉ là đẹp như thiết kế tản nhiệt lồng sóc trước đây. Chiếc ‘bếp gas chơi game’ này rất đáng để game thủ tậu về, cả bởi hình thức bên ngoài lẫn sức mạnh bên trong!
Thiết kế
Như mọi người đều biết, RTX 2080 Ti Founder Edition có tản nhiệt hết sức quen thuộc, nhưng là trên các bản custom chứ không phải là bản FE với 2 quạt lớn phía trên thổi thẳng xuống dàn thoát nhiệt phía dưới, chứ không phải là thổi từ trong ra ngoài như kiểu lồng sóc nữa.
Thoạt nhìn thì phiên bản RTX FE này trông rất là giống một chiếc bếp gas thường xuất hiện trong bếp nhà bạn, nhưng mà chiếc bếp gas này dùng để… cắm vào máy tính chơi game và trông hết sức ‘xịn xò’ đẹp mắt.
Rõ ràng là với thiết kế này thì những chiếc RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition sẽ tản nhiệt tốt hơn rất nhiều so với kiểu quạt lồng sóc trước đây, ngoài ra một điều rất dễ nhận thấy là nó cũng đỡ ồn hơn rất rất nhiều, không còn cảnh ‘hú’ kinh điển nữa. Tất nhiên, đi kèm với đó thì khả năng hoạt động của nó cũng được cải thiện rất nhiều!
Thực tế thì chiếc VGA dòng RTX 2080 / RTX 2080 Ti buộc phải thay đổi thiết kế tản nhiệt theo hướng hiệu quả hơn bởi những thuật toán mới cùng với cấu trúc GPU bên trong đều ‘tỏa nhiệt’ khủng hơn đời cũ, buộc Nvidia phải cất công biến đổi bản Founder Edition đã thành thương hiệu của mình đi cho phù hợp.
Khả năng hoạt động
RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition cũng như các bản RTX khác là một bước tiến lớn trong công nghệ của Nvidia. Họ đã giới thiệu 2 công nghệ tuyệt đỉnh đi kèm với dòng VGA mới này bao gồm Ray Tracing và Deep Learning Super Sampling (DLSS), đều được thực hiện trong các lõi RT mới.
Giải thích cụ thể thì tương đối… lằng nhằng và các bạn có thể xem TẠI ĐÂY, còn để hiểu một cách đơn giản thì công nghệ dựng hình mới này của Nvidia giúp cho dòng VGA RTX mới của họ có thể xử lý các hiệu ứng ánh sáng phản xạ trên bề mặt tốt hơn rất nhiều, khiến cho thế giới ảo trở nên đẹp mê ly và siêu nét, không bị ‘răng cưa’ nữa.
Dưới đây là một ví dụ về công dụng của Ray Tracing:
Và ví dụ về công dụng của DLSS:
Để cho những công nghệ mới này thực sự hoạt động thì tất nhiên các NSX game cũng phải tinh chỉnh phần dựng hình của trò chơi mới giúp cho chiếc card đồ họa RTX nhận ra và xử lý được thông tin, tạo ra ‘thành phẩm’ tuyệt hảo cho người dùng.
Hiệu năng
Bên cạnh những tính năng mới thì hiệu năng của RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition thực sự đáng nể. Trong mọi phép thử cũng như chơi game thì chiếc card đồ họa mới này đều chứng tỏ khả năng siêu cấp vô địch của mình:
Sau đây là thử nghiệm với một số tựa game hot trên thị trường ở độ phân giải 4K để các bạn tham khảo (bảng số liệu từ kênh Anandtech):
Rõ ràng là RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition chiến game cực tốt, với độ phân giải 4K thì game thủ chơi mượt được toàn bộ các game hot ở mức thiết lập Ultra, chiếc RTX 2080 Ti thì hầu hết đều trên 60 FPS, RTX 2080 thì đuối hơn một chút, nhưng vẫn luôn trên 40 FPS với mọi game.
Riêng với Battlefiled V, game thủ sẽ thấy rõ được độ ‘đẹp’ của các công nghệ mới mà RTX mang theo được thể hiện ra sao trong thế giới ảo:
Rõ ràng, phần mặt nước và đổ bóng hay ánh sáng trong Battlefiled V được thể hiện sống động hơn rất rất nhiều và đem lại cảm giác tuyệt vời cho game thủ! Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc mức nào là đủ ‘vừa mắt’ rồi, bởi càng hoàn hảo thì FPS càng… tụt:
Nhiệt độ và độ ồn
RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition có nhiệt độ hoạt động khá ổn, rơi vào khoảng 80 / 82 độ C khi chạy full load ở nhiệt độ môi trường 25 độ C. Thực tế thì bản FE mới này không mát hơn quá nhiều so với bản FE trước đây của GTX 1080 Ti, giảm được khoảng 2 – 3 độ C, nhưng độ ồn thì tốt hơn khá nhiều, không còn nghe tiếng hú kinh điển nữa! Nhìn chung đây là một cải tiến đáng giá của Nvidia.
Các mẫu máy trạm phù hợp cho card đồ họa RTX 2080 Ti
Bên dưới là các mẫu máy trạm / workstation chuyên dụng được Thế Giới Máy Chủ lựa chọn, có thiết kế và đặc điểm rất phù hợp để lắp dòng card đồ họa chuyên sâu như RTX 2080 Ti. Không chỉ dành cho các game thủ hardcore, các nhà thiết kế đồ họa và render 3D, các mẫu máy trạm này còn đặc biệt thích hợp cho các phòng lab, nhóm nghiên cứu về AI, thực hiện đào tạo các mô hình Deep Learning ngay trên chiếc card đồ họa RTX 2080 Ti.
Máy Chủ SuperWorkstation SYS-5039A-I | Máy chủ SuperWorkstation SYS-7039A-I | Máy chủ SuperWorkstation SYS-7049A-T | Máy chủ GPU SuperWorkstation SYS-7049GP-TRT |
K2L!T_1_K2L!T |
Tổng kết
Thực sự thì RTX 2080 / RTX 2080 Ti Founder Edition có hiệu năng cực tốt, không hề thua kém các bản custom, điều vốn chưa từng xảy ra ở các mã GTX trước đây. Nó có thể chiến tốt các game 4K ở mức thiết lập cao, đi kèm với công nghệ Ray Tracing, DLSS tuyệt đỉnh. Rõ ràng thì chiếc card đồ họa này là một sự lựa chọn hoàn hảo cho game thủ có ‘ví dày’!
Ngoài ra, các nhà thiết kế độ họa, dựng phim, hoặc các nhóm triển khai dự án Trí tuệ Nhân tạo hoàn toàn có thể khai thác sức mạnh của dòng GPU card để phục vụ cho công việc của mình. Chỉ cần lưu ý về vấn đề nguồn và tản nhiệt đảm bảo đủ để khi card chịu tải các tác vụ xử lý cường độ cao. Và do đó, cần chọn đúng dòng máy trạm phù hợp để lắp.
Bài viết liên quan
- GPUDirect RDMA là gì?
- GPUDirect Storage là gì?
- Đánh giá GPU máy trạm: Nvidia RTX 6000 Ada Generation
- So sánh các GPU Tensor Core của NVIDIA: B200, B100, H200, H100, A100
- NVIDIA giới thiệu nền tảng microservice Metropolis để chạy ứng dụng Edge AI trên Jetson
- Phát triển ứng dụng AI tại biên với NVIDIA Jetson AGX Orin & Developer Kit