Các doanh nghiệp thường phải đối mặt với một sự lựa chọn: public cloud hoặc private. Public cloud có thể là lựa chọn dễ dàng, nhưng nó không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả.
Việc áp dụng public cloud tiếp tục phát triển, nhưng các nền tảng private cloud không thoái trào, mà thực tế chúng vẫn đang được khai thác rất nhiều.
IDC dự đoán 75% doanh nghiệp sử dụng public cloud cũng sẽ sử dụng nền tảng private cloud vào năm 2020. Trong khi nhiều doanh nghiệp sử dụng private cloud bên ngoài môi trường public, cơ sở hạ tầng trên mô hình single-tenant vẫn có thể là một lựa chọn độc lập phù hợp. Một lý do cho sự tồn tại liên tục của private cloud là sự trưởng thành của công nghệ, cũng như sự phát triển của các tùy chọn nhà cung cấp và nền tảng, Deepak Mohan, giám đốc nghiên cứu tại IDC cho biết.
Ngoài ra, trong khi public cloud cung cấp nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng khả năng mở rộng và tính linh hoạt, một số doanh nghiệp không muốn từ bỏ các lợi thế của nền tảng private cloud, như kiểm soát cơ sở hạ tầng trực tiếp hơn và trong một số trường hợp, chi phí thấp hơn.
Các lợi thế của private cloud vẫn tồn tại
Hầu hết các quản trị viên muốn có khả năng giám sát và kiểm soát môi trường của họ càng nhiều càng tốt – điều mà họ cảm thấy có thể đạt được với các private cloud tư, thay vì public.
Việc tuân thủ các quy định và vấn đề quản trị là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có các workload với dữ liệu nhạy cảm và phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt, nhưng các nhà cung cấp public cloud có thể không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này. Sự xuất hiện của các tiêu chuẩn mới, chẳng hạn như GDPR, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các hướng dẫn cứng nhắc để bảo vệ dữ liệu tại EU. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có yêu cầu về tính khả dụng cao mà các thỏa thuận cấp dịch vụ ở public cloud có thể không phải lúc nào cũng đáp ứng.
Hyoun Park, người sáng lập và CEO của Amalgam Insights, một công ty tư vấn có trụ sở tại Boston cho biết: “Các tổ chức CNTT cho doanh nghiệp đã quen với mức độ kiểm soát và khả năng hiển thị mà họ không hẳn nhận được từ Amazon hay Microsoft”.
Ngoài ra, quan điểm cho rằng public cloud ít tốn chi phí hơn không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp sẽ chi bao nhiêu để vận hành các workload của mình.
“Tùy thuộc vào kịch bản chính xác, thực tế có thể ít tốn chi phí hơn khi chạy workload trong private cloud so với public cloud [hoặc ngược lại], nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào workload và kết quả,” Carl Brooks, nhà phân tích tại 451 Research cho biết.
Khối lượng công việc tĩnh và có thể dự đoán thường phù hợp hơn với các nền tảng private cloud vì doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và tiêu thụ tài nguyên hiệu quả hơn. Với tầm nhìn bao quát hơn vào môi trường của họ, quản trị viên cũng có thể theo dõi chặt chẽ hơn về chi tiêu và ngân sách của họ.
Do khả năng mở rộng theo yêu cầu của nó, public cloud là một lựa chọn tốt cho workload với mô hình sử dụng không thể đoán trước hoặc có nhu cầu tăng đột biến. Tuy nhiên, sự linh hoạt này cũng có thể dẫn đến các khoản cước và chi phí phát sinh bất ngờ.
Việc chi tiêu quá mức trong public cloud nói chung xảy ra vì hai lý do: Người dùng quay vòng tài nguyên và quên co kéo chúng lại hoặc họ không sizing đúng nhu cầu tài nguyên của họ, dẫn đến việc mua nhiều hơn nhu cầu của workload.
“Chúng là những khái niệm khá đơn giản, nhưng chúng khó thực hiện hơn trong môi trường OpEx”, Mindy Cancila, phó chủ tịch quản lý tại Gartner nói.
Để tránh những bất ngờ về hóa đơn không mong muốn, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá kỹ lưỡng các yêu cầu về workload của mình – cả hiện tại và trong tương lai – trước khi chuyển sang public cloud. Sử dụng công cụ dự toán và dịch vụ di chuyển của nhà cung cấp để giúp ước tính chi phí, cũng như các công cụ quản lý chi phí của nhà cung cấp hoặc bên thứ ba để tối ưu hóa việc chi tiêu trên đám mây.
Brooks nói: “Chúng tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp bị đốt ngân sách bởi chi phí rất cao [và] chi phí bất ngờ trong public cloud vì họ không thực hiện các dự toán từ sớm”.
Đôi khi, việc chuyển dịch lên public cloud có thể được xem như một trải nghiệm và giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các workload và nhu cầu của họ. “Những gì tôi thực sự nhìn thấy là [các doanh nghiệp] đang tạm dừng, sắp xếp hệ thống của họ, bởi vì họ có thể đã đi quá khả năng hoặc họ đã chi tiêu nhiều hơn những gì họ nghĩ”, Cancila nói.
Các nhà cung cấp public cloud chuyển sang on-premises
Dường như để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về công nghệ on-premises, một số nhà cung cấp public cloud hàng đầu hiện cung cấp các nền tảng phần mềm và phần cứng tích hợp để đưa các dịch vụ public cloud đến các trung tâm dữ liệu tại chỗ. Các giải pháp được sử dụng nhiều nhất là Microsoft Azure Stack, nhưng AWS gần đây cũng đã tiết lộ Outposts, một thiết bị cho phép mang dịch vụ AWS đến với cơ sở tại địa phương.
Tuy nhiên, các loại công nghệ này vẫn còn tương đối mới, và gần như chắc chắn sẽ có một số va chạm trên đường khi thực hiện.
Brooks nói: “Những thứ như Azure Stack và AWS Outposts là các thử nghiệm của các nhà cung cấp để xem gậy gì, nhưng chúng hoàn toàn là một phản ứng đối với nhu cầu của doanh nghiệp về khả năng tương tác [tăng]”.
Private cloud so với public cloud: Không phải một kiểu lựa chọn tất cả/hoặc một.
Tất nhiên, giống như nhiều công nghệ khác, có một dòng chảy giữa các mô hình triển khai private cloud và public, và do đó, có sự phổ biến ngày càng tăng của đám mây lai.
“Đây không phải tình huống tất cả/hoặc một”, Cancila nói. “Điều quan trọng là [các doanh nghiệp] tập trung vào những gì họ thực sự cần từ ứng dụng này và cách [họ có thể] đặt ra kiến trúc phù hợp để [họ] nhận ra lợi ích của nó.”
Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung các cuộc thảo luận của họ vào câu hỏi “mô hình triển khai nào tốt hơn?”, mà là “làm thế nào để các workload chạy hết tiềm năng?”.
Brooks nói: “Đây thực sự là về vấn đề ứng dụng, kết quả và chuyển đổi những thứ đó để tận dụng các hệ thống hiện đại hơn là một cuộc thi làm rõ trắng/đen giữa public cloud và private”.
Bài viết liên quan
- Điện toán đám mây: Những xu hướng mới sẽ rõ nét hơn trong năm 2025
- 10 cách để tối ưu hóa đám mây của bạn
- HPE và NVIDIA công bố ‘NVIDIA AI Computing by HPE’ để thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh
- NVIDIA hỗ trợ hành trình hướng tới Generative AI thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
- NVIDIA CEO: “Chúng tôi đã tạo ra chip xử lý cho kỷ nguyên AI tạo sinh”
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023