Cộng đồng CNTT yêu thích những thuật ngữ mang tính thời thượng – buzzword. Và một trong những buzzword nổi bật trong nhiều năm qua là “điện toán đám mây – cloud computing”.
Và mặc dù cụm từ “cloud computing” tưởng chừng như là một thuật ngữ chính, nhưng thật ra nó ngày càng phân ra thành ba kiến trúc chủ đạo:
Private Cloud
Hybrid Cloud
Public Cloud
Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tìm hiểu sự khác biệt trong các thiết lập này trước khi quyết định chọn loại nào. Sau đó, khi đã chọn một phương án thì phải tìm hiểu cách triển khai một cách chính xác.
Điều đó dẫn đến việc xuất hiện một buzzword thứ hai: “cơ sở hạ tầng siêu hội tụ”, Hyper Converged Infrastucture – HCI. Khái niệm về HCI ra đời sau so với cloud computing, và vẫn đang được cộng đồng bàn tán. Vì HCI là một cách đơn giản, hiệu quả về chi phí để xây dựng các hệ thống cloud, nó đóng vai trò quan trọng trong cả ba mô hình cloud.
Trong bài này sẽ đề cập đến cách mà một công ty có thể kiểm tra môi trường cloud của mình, để có thể thiết lập một hệ thống private cloud. Private cloud cung cấp cơ chế self-service, cũng giống như nhưng các hệ thống public hay hybrid cloud, nhưng hạ tầng bên dưới (máy chủ, lưu trữ, networking, v.v…) được đặt tại chỗ – on-premise thay vì ở trung tâm dữ liệu nằm bên ngoài công ty.
Viễn cảnh này hoàn toàn phù hợp với HCI. Thay vì thiết lập từng thành phần của hạ tầng bên dưới và bố trí chúng lại để có thể tạo nên một hệ thống làm việc với nhau, chỉ cần “cắm” thiết bị HCI vào rack, bật nó lên, và bạn có thể sẵn sàng để sử dụng chỉ trong vòng một tiếng hoặc thậm chí là ít hơn.
Điều đó có nghĩa là không cần phải quan tâm đến cấu hình hypervisor làm sao, không phải nghĩ đến các máy ảo (VM) và storage sẽ như thế nào. Mọi thứ hoạt động với nhau chặt chẽ và với chi phí thấp hơn so với một hệ thống tự dựng.
Bạn cần mở rộng? Không vấn đề gì. Trong public cloud, bạn chỉ cần cung cấp thêm dung lượng lưu trữ hoặc tài nguyên tính toán – compute resources, và tất cả những việc như thêm VM và sử dụng phần không gian lưu trữ mở rộng sẽ được tự động diễn ra một cách kỳ diệu. Đối với các private cloud, HCI cũng cung cấp khả năng mở rộng dễ dàng như vậy. Cắm một node mới vào, cấu hình cho nó tham gia một cluster hiện hành là bạn đã sẵn sàng sử dụng.
HCI cung cấp một số lợi ích cho private cloud mà với các loại hình cloud khác thì không hỗ trợ.
Vấn đề kiểm soát
Đầu tiên là kiểm soát. Vì bạn sở hữu hệ thống, các dữ liệu quan trọng của bạn không nằm bên ngoài, không chịu sự quản lý bởi bên thứ ba. Nếu đó là hệ thống hạ tầng của bạn, quản trị viên của bạn sẽ nắm rõ được nó một cách tường tận. Họ sẽ biết xu hướng của nó, các điểm mạnh và điểm yếu. Họ có thể phản hồi các vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn, vì họ làm việc với nó mỗi ngày.
Cũng có nhiều trường hợp mà bạn không thể để dữ liệu của mình trong tay người khác, do yêu cầu của luật pháp quy định chẳng hạn. Việc bạn sở hữu hệ thống private cloud dựa trên HCI sẽ đảm bảo tính bảo mật mà không thể có được với các hệ thống public cloud.
Giá cả
Chi phí là một yếu tố khác. Mặc dù có thể không hoàn toàn chính xác, hẳn nhiên bạn có thể thấy được việc tự mua sắm tất cả phần cứng và phần mềm sẽ là giải pháp tối ưu về chi phí? – Không may là điều này không phải lúc nào cũng đúng. Quản lý chi phí trong một public cloud bản thân nó là một công việc toàn thời gian, mang tính cốt lõi. Việc cung cấp đúng số lượng tài nguyên cần thiết là một hoạt động cân đối tương đối phức tạp, nếu làm sai có thể gây giảm hiệu quả và tốn kém.
Với HCI của bạn, on-premise, những lo lắng đó biến mất. Chắc chắn, bạn vẫn phải cẩn thận về việc bố trí tài nguyên, nhưng nếu lỡ có sai sót thì bạn sẽ không phải trả giá cho tất cả. Và chi phí có thể nhìn thấy trước rõ ràng hơn, vì việc nâng quy mô (scale-up) chỉ đơn giản là tăng thêm số node. Bạn cũng không phải đắn đo về giá của dịch vụ public cloud. Nhà cung cấp tính phí trọn gói cho dịch vụ của họ và bạn không thể kiểm soát những gì họ tính phí, bạn cứ phải trả tiền.
Như bạn có thể thấy, public cloud không phải lúc nào cũng là giải pháp tồi. Nó chắc chắn có những lợi thế, nhưng cũng có những hạn chế. Đối với nhiều người, private cloud có thể là lựa chọn đúng đắn, đặc biệt là những lợi ích vốn có mà HCI mang lại để bạn đặt lên bàn cân. Vì vậy, hãy xem xét các lựa chọn của bạn một cách thấu đáo để chọn được phương án giải quyết đúng nhu cầu của công ty bạn.
Bài viết liên quan
- Điện toán đám mây: Những xu hướng mới sẽ rõ nét hơn trong năm 2025
- 10 cách để tối ưu hóa đám mây của bạn
- HPE và NVIDIA công bố ‘NVIDIA AI Computing by HPE’ để thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh
- NVIDIA hỗ trợ hành trình hướng tới Generative AI thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
- NVIDIA CEO: “Chúng tôi đã tạo ra chip xử lý cho kỷ nguyên AI tạo sinh”
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023