Dữ liệu của hệ thống chắc hẳn là tài sản quý giá nhất của công ty trong thời đại này. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên backup dữ liệu, phòng trường hợp sự cố. Bản sao của một hoặc nhiều tập tin, dữ liệu trong máy tính, chương trình, hoặc toàn bộ ổ đĩa được lưu trữ an toàn ở một nơi khác có thể được sử dụng trong trường hợp bản gốc bị mất, bị hư hỏng, bị phá hủy, bị nhiễm virus nặng, bị mất máy.
Điểm giống nhau giữa Backup và RestoreRestore là cùng với dự phòng thực hiện nhiệm vụ Recovery để đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống (Ví dụ: các kỹ thuật RAID HDD). Khi hệ thống xảy ra sự cố, kỹ thuật sao lưu và dự phòng phải đảm bảo kịp thời khắc phục sự cố một cách nhanh chóng, giảm tối đa thời gian ngưng trệ hệ thống, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục.
Chúng liên quan mật thiết đến quản trị khả năng thực thi hệ thống (vì khi hệ thống gặp sự cố thì sẽ bi ngưng trệ một phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian, khả năng thực thi của hệ thống tại thời điểm đó sẽ giảm) và quản trị lỗi (vì sao lưu – dự phòng làm giảm MTTR – Mean Time To Repair, do đó tăng hiệu suất mạng = MTBF/(MTBF+MTTR)).
BACKUP vs RESTORE | ||
Backup | Restore | |
Ý Nghĩa | Tại lại lại phải backup dữ liệu: Dữ liệu là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi cá nhân và mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn với một lý do nào đó toàn bộ dữ liệu của mình bị mất thì bạn cần phải back-up dữ liệu. Bản sao của một hoặc nhiều tập tin, dữ liệu trong máy tính, chương trình, hoặc toàn bộ ổ đĩa được lưu trữ an toàn ở một nơi khác có thể được sử dụng trong trường hợp bản gốc bị mất, bị hư hỏng, bị phá hủy, bị nhiễm virus nặng, bị mất máy… | Việc khôi phục lại dữ liệu từ bản backup trước khi gặp sự cố |
Sao lưu | Dự phòng | |
Giống nhau | Sao lưu (Backup) cùng với dự phòng thực hiện nhiệm vụ Recovery để đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống (Ví dụ: các kỹ thuật RAID HDD). Khi hệ thống xảy ra sự cố, kỹ thuật sao lưu và dự phòng phải đảm bảo kịp thời khắc phục sự cố một cách nhanh chóng, giảm tối đa thời gian ngưng trệ hệ thống, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục. Chúng liên quan mật thiết đến quản trị khả năng thực thi hệ thống (vì khi hệ thống gặp sự cố thì sẽ bi ngưng trệ một phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian, khả năng thực thi của hệ thống tại thời điểm đó sẽ giảm) và quản trị lỗi (vì sao lưu – dự phòng làm giảm MTTR – Mean Time To Repair, do đó tăng hiệu suất mạng = MTBF/(MTBF+MTTR)). | |
Mục đích | Phục hồi hệ thống khi có sự cố, đưa hệ thống trở về trạng thái tại thời điểm nào đó trước khi xảy sự cố. Đưa hệ thống trở về thời điểm bất kỳ nào đó, dù không có sự cố xảy ra. | Tăng khả năng chịu lỗi hệ thống FT (Fault Tolerance). Nâng cao tốc độ ghi và đọc đĩa tăng về khả năng thực thi hệ thống. |
Nguyên lý | Chấp nhận xảy ra lỗi Chấp nhận có thể mất dữ liệu bằng cách thay thế bằng một bản sao lưu trước đó. Sao lưu là một phương thức TĨNH, người dùng nhận biết có sự cố xảy ra (non-transparent). Khi xảy ra sự cố làm cho toàn bộ dữ liệu bị mất thì công việc phục hồi lại toàn bộ dữ liệu hệ thống phải tốn rất nhiều thời gian, trong suốt thời gian đó người không có khả năng truy cập dữ liệu. Nên đây là phương pháp TĨNH, và người nhận biết được sự cố thông qua sự gián đoạn của hệ thống. Còn nếu sự cố xảy ra do thao tác nhầm của user thì không làm ngưng trệ hệ thống nhưng dĩ nhiên người dùng nhận biết được sự cố xảy ra. | Chấp nhận xảy ra lỗi Chấp nhận có thể mất dữ liệu bằng cách thay thế bằng một bản sao lưu trước đó. Sao lưu là một phương thức TĨNH, người dùng nhận biết có sự cố xảy ra (non-transparent). Khi xảy ra sự cố làm cho toàn bộ dữ liệu bị mất thì công việc phục hồi lại toàn bộ dữ liệu hệ thống phải tốn rất nhiều thời gian, trong suốt thời gian đó người không có khả năng truy cập dữ liệu. Nên đây là phương pháp TĨNH, và người nhận biết được sự cố thông qua sự gián đoạn của hệ thống. Còn nếu sự cố xảy ra do thao tác nhầm của user thì không làm ngưng trệ hệ thống nhưng dĩ nhiên người dùng nhận biết được sự cố xảy ra. |
Ưu điểm | Các bản sao lưu cất ở nơi cách xa hệ thống đảm bảo an toàn cho dữ liệu với những sự cố xảy ra tại hệ thống. Hơn thế nữa, nếu có kế hoạch sao lưu phù hợp, các bản sao được lưu trữ an toàn (không bị phá hoại) thì gần như chắc chắn có thể phục hồi lại hệ thống đến trước thời điểm xảy ra sự cố. | Ít tốn chi phí quản trị, như dùng kỹ thuật RAID của HDD, sau khi mua HDD về, cài đặt xong thì nó tự động chạy, tự động khắc phục lỗi và báo cho nhà quản trị biết (không phải lập kế hoạch chi tiết, không cần phân công chuyên trách). |
Nhược điểm | Tốn chi phí quản trị nhiều hơn do phải lập kế hoạch sao lưu định kỳ, cân nhắc về chi phí (thời gian, thiết bị, nhân lực), mua thiết bị, lắp ráp, cài đặt, lặp lịch sao lưu, xem xét vị trí cất bản sao. Ngoài ra phải quy hoạch quản lý các bản backup (tránh nhầm lẫn và giúp cho việc khi lấy ra phục hồi lại nhanh chóng hơn), và phục hồi hệ thống từ các bản đó khi có sự cố. Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các bản backup để đảm bảo hoạt động tốt khi cần phục hồi. | Không hoàn toàn chịu được lỗi, do đó không chắc chắn sẽ phục hồi được dữ liệu nếu có lỗi xảy ra. Ví dụ: với công nghệ tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay là RAID 5 nếu có hai đĩa trở lên bị hư thì không thề phục hồi dữ liệu. |
Ứng dụng | Sao lưu thích hợp cho các ứng dụng cần độ an toàn dữ liệu cao, không yêu cầu nhiều về tốc độ truy xuất như mail, file, cơ sở dữ liệu | Do có tốc độ truy xuất cao nên kỹ thuật dự phòng thích hợp với các server chạy liên tục, cần khả năng chịu lỗi vừa phải như hệ thống lưu trữ. |
Phối hợp sử dụng giữa cả 2 loại sao lưu và dự phòng | ||
Mục đích | Kỹ thuật dự phòng có khả năng chịu các lỗi vật lý nhưng không có tác dụng chống lại lỗi trong một số trường hợp mất dữ liệu do thảm họa, virus, hay lỗi của người dùng. Do đó khi yêu cầu mức độ an toàn dữ liệu tối đa, cần có sự phối hợp giữa dự phòng (chống lỗi) và sao lưu (phục hồi khi lỗi xảy ra). | |
Yêu cầu | Để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống thông tin, nên áp dụng các giải pháp Clustering đối với những thành phần quan trọng hoặc toàn bộ hệ thống. Clustering đảm bảo dự phòng các thành phần quan trọng của hệ thống và đảm nhiệm chức năng thay thế các thành phần này khi có sự cố (fail-over). Giải pháp này cho phép đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống khi có sự cố hoặc thảm hoạ (disaster) cục bộ (Server Clustering, Switch Clustering), sự cố hoặc thảm hoạ nội bộ (Local/Metro Clustering) hay sự cố hoặc thảm hoạ trên diện rộng (Geographical Clustering, Backup Centre). |