- CPU: 128 vCores
- RAM: 256 GB
- Storage: 4 TB
Thiết bị phần cứng
-
SAN:
1 x
SAN Dual Controller (included HDD,
SAN Switch)
- Switch: 1 x Switch Management
- Firewall: 1 x Firewall
- UPS: 1 x UPS
- Rack: 1 x Rack Cabinet 20U (included Dual PDU)
Nền tảng Ảo hóa
- VMware
- OnApp
- OpenStack
- Nutanix
Technical Sale: 0969.999.199
7 LÝ DO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI MỘT HỆ THỐNG THÀNH PRIVATE CLOUD
Nếu bạn đang cân nhắc - hoặc chỉ tò mò – về việc chuyển đổi trung tâm dữ liệu của bạn thành một đám mây riêng –
Private Cloud,
NTC Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu các cải tiến về quản lý, khả năng mở rộng và hiệu quả mà bạn có thể đạt được trước khi quyết định chuyển đổi (transformer).
Cơ sở hạ tầng CNTT và quản trị viên (Admin) đã quá quen thuộc với việc quản trị, vận hành hoặc quy trình cung cấp dịch vụ của Public Cloud thì luôn mong muốn (thậm chí là yêu cầu) hệ thống
Private Cloud phải có cùng chức năng đó trong các trung tâm dữ liệu mà họ quản lý – là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng.
Theo kinh nghiệm của NTC Cloud, nhiều trung tâm dữ liệu riêng (cho dù đặt ở văn phòng dưới dạng
Server room hoặc đặt tại các Trung tâm Dữ liệu chuyên nghiệp) thì cũng luôn đối mặt với các quy trình thủ công tốn thời gian và các điểm mù trong việc tối ưu hóa và tính hiệu quả..
Bộ phận CNTT của Doanh nghiệp luôn bị cám dỗ bởi những tiện ích, tính năng tuyệt vời mà các dịch vụ Public Cloud mang lại. Tuy nhiên, họ lại cũng bị mắc kẹt với một số ứng dụng, dữ liệu bắt buộc phải hoạt động, lưu trữ tại Doanh nghiệp, tuân thủ các quy trình vận hành. Và khi đó,
Private Cloud, một đám mây dùng riêng là lối thoát hoàn hảo.
Hiện tại, chi tiêu cho Public Cloud và
Hybrid Cloud đang phát triển với tốc độ nhanh đáng kể so với
Private Cloud. Tuy nhiên, IDC dự báo rằng dịch vụ này có thể đạt quy mô 20 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2020.
Dưới đây là bảy lý do tại sao bạn nên xem xét chuyển trung tâm dữ liệu được quản lý theo truyền thống của mình thành một đám mây riêng của chính bạn. Các lợi ích được phổ biến rộng rãi và bao gồm các yếu tố như tiết kiệm chi phí, cung cấp nhanh chóng và sắp xếp hợp lý, loại bỏ các quy trình thủ công lặp đi lặp lại và các công cụ kế toán tốt hơn.
1. Tái sử dụng thiết bị hạ tầng hiện có
Một lợi ích lớn được tìm thấy trong việc chuyển đổi một trung tâm dữ liệu truyền thống thành một hệ thống
Private Cloud là khả năng tái sử dụng phần cứng và phần mềm hiện có. Nếu trung tâm dữ liệu của bạn đã được ảo hóa ở cấp độ tính toán và lưu trữ, bạn chỉ đang ở nửa chừng. Bước tiếp theo là chọn một nền tảng đám mây riêng để hợp nhất tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ của bạn vào một tổng tài nguyên thống nhất để có thể triển khai dịch vụ một cách tự động.
2. Đánh giá tính hiệu quả của tổng tài nguyên Hệ thống
Về cơ bản,
Private Cloud quản lý máy chủ ảo (cloud server), quản lý hệ thống vật lý, tính toán năng lực sử dụng, đo lường sức khỏe của toàn bộ hệ thống dựa trên một phần mềm tạo ra các báo cáo, đánh giá rất trực quan, dễ hiểu và dễ sử dụng. Điều này cho phép quản trị viên nhanh chóng xác định và loại bỏ các khu vực nơi tài nguyên được phân bổ không phù hợp. Điều này không chỉ làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống, nó còn giúp dự đoán chính xác nhu cầu tài nguyên cần thiết trong tương lai. Cuối cùng, sẽ giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư và hiệu quả công việc.
3. Cung cấp Dịch vụ dưới dạng Catolog/ Menu hoặc Temaplate
Tương tự cách mà các Cloud Provider cung cấp một danh sách các tùy chọn danh mục dịch vụ cho người dùng có thể tự tạo ra Cloud
Server theo nhu cầu của mình ngay lập tức (CPU, RAM, Storage, IP, Bandwidth…) thì
Private Cloud hoàn toàn có thể đáp ứng được. Điều này đơn giản hóa quá trình tự cấp phép và giảm cơ hội tài nguyên bị phân bổ sai do lỗi của con người.
4. Tự cung cấp dịch vụ
Những người không phải là IT nhưng chỉ cần họ có kinh nghiệm hoặc đã từng sử dụng các dịch vụ Public Cloud thì hoàn toàn có khả năng tự cung cấp tài nguyên trong hệ thống
Private Cloud của riêng họ một cách rất dễ dàng. Tự phục vụ trở nên đơn giản ngay cả đối với nhân viên ít có kiến thức về CNTT - và nó loại bỏ một quá trình lặp lại, thủ công thường được thực hiện bởi các quản trị viên hệ thống.
5. Tự động hóa các tác vụ thủ công
Ngoài các lợi ích tự động hóa của tự cấp phép (self-provisioning),
Private Cloud có thể tự động hóa một số tác vụ lặp đi lặp lại tốn thời gian xử lý của quản trị viên. Các tùy chọn tự động hóa khác bao gồm quy trình làm việc liên kết tài nguyên, theo dõi dữ liệu / lưu lượng và quản lý thay đổi thống nhất.
6. Tăng khả năng hiển thị trung tâm dữ liệu
Vấn đề của dịch vụ Public Cloud luôn nằm ở chỗ bạn không thể biết/ quản lý bất cứ điều gì ở lớp nằm bên dưới các cloud
Server. Nói cách khác, bạn không biết (và có thể cũng không cần quan tâm) đến việc sức khỏe của hạ tầng bên dưới lớp ảo hóa. Điều này có thể là một vấn đề khi cần phải khắc phục sự cố hoặc cần phải tối ưu hóa luồng dữ liệu ứng dụng. Nhưng nếu bạn quản lý
Private Cloud, mọi chuyện đã hoàn toàn nằm trong tầm tay. Tất cả chỉ trên 1 cửa sổ với đầy đủ thông tin và trong suốt mọi thứ.
7. Đo lường hiệu quả hoạt động của từng Máy chủ ảo (Chargeback)
Một thách thức khó khăn đối với các phòng là xác định xem có bao nhiêu chi phí cho các bộ phận khác nhau cho các dịch vụ và tài nguyên được tiêu thụ trên hê thống. Hầu hết các nền tảng
Private Cloud đều có Phương thức đo lường chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên mà hệ thống cung cấp. Điều này sau đó có thể được phân loại và đánh giá theo nhu cầu và hiệu quả sử dụng tài nguyên cho từng bộ phận trong doanh nghiệp. Và cũng nhờ tính năng này,
Private Cloud có thể giúp Doanh nghiệp hạch toán chính xác nhu cầu, quy mô cần thiết của hệ thống.
KẾT LUẬN
Nếu bạn đang lăn tăn về việc chuyển đổi sang
Private Cloud có mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn hay không, hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn trong quá trình ra quyết định. Nếu bạn chọn tiếp tục, bước tiếp theo của bạn là đánh giá nền tảng
Private Cloud theo các nên tảng ảo hóa nào nào phù hợp nhất với bạn. Phần lớn điều này phụ thuộc vào thiết lập cơ sở hạ tầng hiện tại của bạn, cũng như biết các tính năng quản lý đám mây bạn cần nhất. Còn nếu không, cách lựa chọn đơn giản là liên hệ với chúng tôi, NTC Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn bạn hoàn toàn miễn phí.