Có thể bạn đã nghe các quản trị viên ở data center nhắc đến một số thuật ngữ lạ nào đó – tất cả chúng có nghĩa là gì? Bài tổng hợp này sẽ giúp trả lời câu hỏi đó.
ASHRAE là chữ viết tắt của cụm từ American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers. Đó là một nhóm thương mại, nhưng các bộ phận liên quan là Ủy ban kỹ thuật 1.5 (Ứng dụng máy tính) và Ủy ban kỹ thuật 9.9 (Cơ sở quan trọng, Trung tâm dữ liệu, Không gian công nghệ và Thiết bị điện tử).
Blade server là các máy chủ module hóa, được thiết kế để tiết kiệm không gian và phục vụ việc bảo trì nhanh chóng. Trong một rack thông thường, hàng trăm blade server có thể nằm gọn trong không gian dành cho hàng chục máy chủ tiêu chuẩn.
Close-coupled cooling – Chế độ làm mát liên kết được cài đặt ngay bên cạnh một tủ rack. Điều này hữu ích cho một rack với các component mà hệ thống làm mát tiêu chuẩn từ data center của bạn không đủ.
Clusters là các cụm máy chủ nối mạng. Các cụm máy chủ hiện đại có thể được phân tán từ xa, kết quả là tạo ra một cụm ảo hóa hoặc được định nghĩa bằng phần mềm. Bất kể thiết lập kiểu nào, một cụm máy chủ rất hữu ích cho các ứng dụng yêu cầu nhiều máy chủ hoặc lưu trữ hoạt động song song.
Containers là khu vực ngăn cách trong hệ điều hành của bạn dành riêng cho các ứng dụng nào đó. Các container thường được sử dụng trong các hệ điều hành ảo. Các ứng dụng có xu hướng được thu gọn dưới dạng microservice. Docker, RKT và Mesos là các loại container phổ biến. Kubernetes là một chương trình nguồn mở để quản lý container.
Disaster Recovery – DR là hệ thống khôi phục sau thảm họa, trong đó liên quan đến (bắt đầu bằng) việc sao lưu dữ liệu off-site (bên ngoài data center chính). Ý tưởng là để trung tâm dữ liệu của bạn hoạt động trở lại nhanh nhất có thể, ngay cả khi đó là cấu hình tạm thời hoặc tối thiểu, trong khi trung tâm dữ liệu chính của bạn được sửa chữa hoặc xây dựng lại sau thảm họa. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cung cấp DR, và giống như tất cả các dịch vụ khác, bạn sẽ muốn test nó để đảm bảo khả năng phục vụ như ý muốn.
Hybrid Cloud là hệ thống trong đó một hoặc nhiều dịch vụ public cloud được kết hợp với tài nguyên trong trung tâm dữ liệu của riêng bạn, thành một môi trường được quản lý gần như toàn bộ. Điều đó nghe có vẻ tuyệt vời trên lý thuyết, nhưng việc quản lý có thể cực kỳ phức tạp. Hãy đặt dấu hỏi nếu nhà cung cấp hoặc nhà tích hợp hệ thống của bạn quảng cáo “giải pháp hybrid cloud” cùng với các từ như “dễ dàng” hoặc “đơn giản”.
Hyper-converged – Siêu hội tụ là một thuật ngữ còn đang được bàn luận: Hỏi 10 người và bạn có thể sẽ nhận được 20 câu trả lời. Nhà phân tích công nghệ Zeus Kerravala giải thích: “Đã có một thị trường cơ sở hạ tầng siêu hội tụ thiếu đi khía cạnh phần mềm khi công nghệ này xuất hiện. Các nền tảng Hyper-converged phải là các sản phẩm chìa khóa trao tay bao gồm tất cả phần cứng và phần mềm, một trung tâm dữ liệu thu nhỏ trong một chiếc hộp.
PDU – Power Distribution Unit là một bộ phân phối điện trong data center. Đôi khi thuật ngữ này được sử dụng để chỉ hệ thống điện của cả trung tâm dữ liệu của bạn, nhưng thông thường thì mọi người hay dùng để nói đến hệ thống điện bên trong tủ rack. PDU có thể là dạng thanh nằm thẳng đứng trên rack hoặc chúng có thể được tập trung vào một rack unit thông thường. Đôi khi những thành phần này được kết hợp với bộ nguồn cung cấp điện liên tục.
PUE – Power Usage Effectiveness là tính hiệu quả của việc sử dụng điện năng. Đó là một tiêu chuẩn công nghiệp (ISO / IEC 30134-2: 2016), đo lường tỷ lệ năng lượng được sử dụng so với năng lượng được cung cấp. PUE hoàn hảo sẽ là 1. Hầu hết các trung tâm dữ liệu hiện đại có PUE khoảng 1,2-1,4. Bất cứ khi nào thông số này trên 1,5 có nghĩa là bạn cần tìm kiếm giải pháp cải thiện vấn đề điện năng.
Software-defined là nghệ thuật tách phần network ra khỏi phần cứng của bạn. Bạn có thể sử dụng phần mềm ảo hóa để tạo, thay đổi, chia tỷ lệ hoặc xóa các network được định nghĩa bằng phần mềm theo ý muốn. Các network có thể được phân tán hoặc kết hợp. Bạn thậm chí có thể cho phép các ứng dụng tự thực hiện việc này cho bạn, dựa trên nhu cầu và chính sách mà bạn thiết lập.
Các Tiers, theo như định nghĩa của Uptime Institute, chứng nhận bốn cấp trung tâm dữ liệu. Trích dẫn từ website của Uptime Institute: Tier-1 là phân loại cơ bản nhất và Tier-4 là khả năng chịu lỗi cao nhất. Một nhà cung cấp data center có tên Switch đã định nghĩa ra Tier-5 của riêng họ vào năm 2017.
Bài viết liên quan
- Top các xu hướng trung tâm dữ liệu trong năm 2025
- Máy chủ tăng tốc cho AI thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu cho trung tâm dữ liệu
- Cách quản lý hiệu quả phần cứng của bạn trong các trung tâm dữ liệu co-location
- Cluster Computing – Thế nào là điện toán cụm?
- Những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến uptime trong trung tâm dữ liệu và cách khắc phục
- Mười điều quan trọng trong checklist triển khai một hệ thống máy chủ