Các doanh nghiệp cần có các chiến lược phù hợp để tránh những cạm bẫy về chi phí cho đám mây. Cố gắng giữ trong phạm vi ngân sách của bạn với các phương pháp tốt nhất về quản lý chi phí đề cập trong bài này.
Nhiều công ty đạt được lợi ích từ việc lưu trữ các workload trên đám mây. Tuy nhiên mô hình cơ sở hạ tầng này sẽ không bền vững nếu bạn không thể kiểm soát được các hóa đơn cho nền tảng đám mây của mình. Khi COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các công ty cần đánh giá lại mức chi tiêu của mình, bao gồm cả chi phí cho các dịch vụ đám mây.
Các hóa đơn cho đám mây tăng vọt có thể vì nhiều lý do, chẳng hạn như tài nguyên được cung cấp quá mức cần thiết, dung lượng dôi dư không cần thiết và khả năng giám sát môi trường vận hành kém. May mắn là hiện có sẵn những công cụ và phương pháp tối ưu hóa chi phí có thể giúp bạn loại bỏ những chi tiêu không cần thiết.
Cùng tìm hiểu cách giảm chi phí cho đám mây bằng các công cụ và phương pháp sau.
Chọn các máy ảo được dành riêng (reserved instance)
Trong đám mây, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy các lựa chọn thay thế rẻ hơn cho các tài nguyên theo yêu cầu nếu họ sẵn sàng cam kết thực hiện một số đánh đổi nhất định. Doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình giá chiết khấu bên dưới khi có thể:
- Reserved (Dành riêng). Các công ty cam kết sử dụng một mức dung lượng nhất định trong khoảng thời gian từ một đến ba năm có thể tiết kiệm tài nguyên đám mây với các máy ảo dành riêng. Các “reserved instance” này có thể chỉ có chi phí bằng một phần ba chi phí của một instance theo yêu cầu, tùy thuộc vào nền tảng và các tham số khác. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn đều cung cấp tùy chọn chi phí này, với Amazon EC2 Reserved Instance (RI), Azure Reserved VM Instance và chương trình Google Cloud Committed Use. AWS cũng có chương trình Savings Plans với mức chiết khấu tương tự nhưng sử dụng linh hoạt hơn so với EC2 RIs tiêu chuẩn của nó. Các Reserved Instance là phù hợp nhất cho workload có dung lượng dự đoán được và nhất quán.
- Spot. Các developer có thể truy cập dung lượng chưa sử dụng với mức giá giảm đáng kể với Spot Instance của Amazon EC2, Azure Spot VM và Google Cloud Preemitble VM. Mức tiết kiệm với các mô hình chi phí này phụ thuộc vào loại tài nguyên được mua và giá tại thời điểm mua. Chi phí của những instance này có thể thay đổi thường xuyên và có thể khác nhau hàng giờ. Nếu instance vượt quá ngưỡng giá tối đa của người dùng đám mây, instance đó sẽ bị kết thúc. Các instance ưu tiên thấp có thể tiết kiệm tới 90%, nhưng các instance này hạn chế hơn về tính sẵn sàng và có thể bị cắt giảm đột ngột, tùy thuộc vào nhu cầu công suất tổng thể trong một khu vực nhất định. Chúng được sử dụng tốt nhất cho các stateless workload (workload không cần lưu giữ trạng thái nếu bị tạm dừng), tác vụ theo lô (batch job) và các tác vụ khác có thể chịu được sự gián đoạn.
Lên kế hoạch về khả năng đáp ứng (capacity)
Mặc dù các công có thể nhanh chóng tăng hoặc giảm các instance trên đám mây, nhưng cuối cùng họ vẫn phải trả tiền cho tài nguyên không sử dụng đến. Đội ngũ IT cần đảm bảo có đủ năng lực tài nguyên để xử lý lượng truy cập tăng đột biến và biến động về mức tải nhưng không nhiều đến mức họ tiêu tốn quá nhiều tài nguyên không cần thiết. Lập kế hoạch tài nguyên có thể giúp giảm chi phí đám mây tổng thể.
Tài nguyên tự động thay đổi tỷ lệ có thể giúp các công ty đảm bảo họ không phải trả tiền cho dung lượng đám mây không sử dụng đến. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp các dịch vụ gốc với các tính năng tự động chia tỷ lệ, chẳng hạn như AWS Auto Scaling . Các tính năng này tự động theo dõi và điều chỉnh quy mô ứng dụng để đáp ứng nhu cầu và có thể được sử dụng để ưu tiên chi phí, tính khả dụng hoặc hiệu suất.
Thiết lập các thông số tự động tính toán chi phí. Ví dụ: đặt giới hạn hiệu suất cho các workload có mức độ ưu tiên thấp hơn không yêu cầu mở rộng quy mô. Định cấu hình cài đặt tự động chia tỷ lệ để sử dụng số lượng tài nguyên cần thiết tối thiểu để đáp ứng nhu cầu. Và kết hợp một số chương trình giảm giá đã đề cập trước đó khi phù hợp.
Điện toán “không máy chủ” (serverless) cũng có thể giúp loại bỏ nhiều vấn đề về quy mô, nhưng nó vẫn yêu cầu một số kế hoạch định trước để tránh chi phí thất thoát. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ thuật như xếp hàng và bộ nhớ đệm để điều chỉnh lưu lượng truy cập tăng đột biến mà không phải trả tiền cho dung lượng nhàn rỗi.
Hạn chế chi phí truyền dữ liệu
Chi phí để di chuyển dữ liệu đến và đi từ một đám mây công cộng có thể gây tốn kém. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tính phí chuyển dữ liệu để di chuyển dữ liệu khỏi nền tảng của họ hoặc thậm chí giữa các khu vực với nhau. Để cắt giảm chi phí trong vấn đề này, hãy cố gắng tránh việc di chuyển dữ liệu không cần thiết.
Có thể bắt đầu với việc đánh giá chi phí di chuyển của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Sau đó, điều chỉnh kiến trúc đám mây của bạn để giảm số lần truyền dữ liệu cần thiết. Ví dụ: bạn có thể di chuyển các ứng dụng tại chỗ thường xuyên truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên đám mây vào đám mây để loại bỏ những bước nhảy vọt đó.
Ngoài ra, hãy đánh giá phí của các phương thức truyền khác nhau nhằm tăng tốc và bảo đảm sự di chuyển của dữ liệu giữa đám mây và trung tâm dữ liệu riêng của bạn. Ví dụ: so sánh chi phí để sử dụng một dịch vụ kết nối mạng chuyên dụng, chẳng hạn như AWS Direct Connect, Azure ExpressRoute hoặc Google Cloud Interconnect, với chi phí của một thiết bị truyền vật lý, chẳng hạn như AWS Snowball hoặc Azure Data Box.
Sử dụng các công cụ giám sát chi phí
Một chiến lược quản lý chi phí hiệu quả đòi hỏi phải có các công cụ phù hợp để giám sát chi tiêu.
AWS cung cấp các công cụ giám sát chi phí khác nhau. Một công cụ, AWS Cost Explorer, phân tích chi tiêu trước đây của bạn – lên đến 13 tháng trước – và dự báo chi phí đám mây của bạn trong ba tháng tới. Một tùy chọn khác, AWS Budgets, đặt cảnh báo tùy chỉnh để thông báo cho người dùng khi chi tiêu vượt quá một điểm nhất định. Nó cũng có thể tự động giới hạn tài nguyên để giảm chi phí đám mây.
Người dùng đám mây của Microsoft có thể theo dõi chi tiêu của họ với Azure Cost Management + Billing. Bộ công cụ này theo dõi chi tiêu trên các dịch vụ Azure riêng lẻ, cung cấp dự báo về các hóa đơn trong tương lai và cảnh báo người dùng khi họ vượt quá ngân sách. Tương tự, Google Cost Management cho phép người dùng Google Cloud Platform xác định mức tăng đột biến của chi phí và thiết lập báo cáo chi tiêu để tối ưu hóa chi phí.
Ngoài các tùy chọn gốc trên đám mây, các công cụ giám sát chi phí của bên thứ ba giúp các tổ chức đưa ra quyết định chi tiêu thông minh. Ví dụ: CloudCheckr theo dõi chi tiêu trên các tài nguyên đám mây và đưa ra các đề xuất về nơi cắt giảm chi phí. Scalr là một công cụ của bên thứ ba khác cung cấp phân tích chi phí như một phần của nền tảng quản lý đám mây.
Ngăn chặn đám mây lan rộng
Đám mây lan rộng là sự gia tăng không kiểm soát của tài nguyên đám mây và là nguyên nhân gây ra nhiều đợt tăng đột biến hóa đơn đám mây. Khi các doanh nghiệp không thể loại bỏ các dịch vụ đám mây không còn nằm trong chiến lược tổng thể của họ, họ vẫn tiếp tục trả tiền cho chúng.
Để tránh vấn đề này, hãy thiết lập khả năng giám sát phù hợp vào môi trường đám mây của bạn với cơ sở hạ tầng và các công cụ quản lý và giám sát ứng dụng. Thiết lập các chính sách của công ty về cách thức và thời điểm hủy bỏ các tài nguyên đám mây không còn cần thiết. Sử dụng cơ chế cấp phát tự động để tắt bớt các workload cũ không dùng đến.
Ngoài các chính sách đám mây, hãy theo dõi cẩn thận các hóa đơn và hợp đồng trên đám mây để xác định xem công ty của bạn có đang thanh toán cho các dịch vụ đám mây không còn được sử dụng hay không.
Bài viết liên quan
- Điện toán đám mây: Những xu hướng mới sẽ rõ nét hơn trong năm 2025
- 10 cách để tối ưu hóa đám mây của bạn
- HPE và NVIDIA công bố ‘NVIDIA AI Computing by HPE’ để thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh
- NVIDIA hỗ trợ hành trình hướng tới Generative AI thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
- NVIDIA CEO: “Chúng tôi đã tạo ra chip xử lý cho kỷ nguyên AI tạo sinh”
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023