Theo bất kỳ thước đo nào, năm 2021 là một năm của sự tương phản. Các lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ, nhưng nhiều doanh nghiệp đã chọn tiếp tục cho Work-From-Home ở một mức độ nào đó. Trên thực tế, năm 2021 có thể đã cho chúng ta thấy thậm chí còn nhiều hơn năm 2020 về mức độ mà toàn thế giới dựa vào các trung tâm dữ liệu để giữ cho mọi thứ hoạt động, cho dù chúng ta đang làm việc tại văn phòng hay tại nhà.
Với thực tế trên, bạn cần cập nhật các xu hướng mới nổi trong thiết kế và chức năng của trung tâm dữ liệu. Nó không chỉ là đảm bảo mức độ tin cậy ngày qua ngày. Nó còn là về việc đảm bảo khả năng kháng lại các vấn đề mới có thể nằm ngoài dự kiến và không mong muốn (ví dụ như tốc độ của 5G tốt hơn nhưng mức tiêu thụ năng lượng lại tăng lên).
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 10 xu hướng về trung tâm dữ liệu dự kiến sẽ nổi bật trong năm 2022 để bạn có một số thông tin đón chào năm mới và chuẩn bị cho những gì sắp tới.
1. Các doanh nghiệp “phân tán” đang dần xuất hiện
Một trong những điều quan trọng nhất cần chuẩn bị cho năm 2022 là sự suy giảm của các hệ thống lấy văn phòng làm trung tâm và sự gia tăng của các doanh nghiệp phi tập trung. Với nhiều doanh nghiệp vẫn làm việc từ xa ít nhất một phần nhờ vào nhiều lợi ích do mô hình làm việc tại nhà (WFH) mang lại, “phi tập trung hóa” là một bước quan trọng.
Điều này sẽ yêu cầu cấu trúc lại đáng kể các thiết lập hiện có để đảm bảo chúng có thể xử lý các dịch vụ phân tán. Nhưng tại sao phải bận tâm nếu mọi thứ dường như đang hoạt động tốt? Gartner chỉ ra rằng vào năm 2023, “75% trong số các doanh nghiệp khai thác lợi ích của các doanh nghiệp phân tán sẽ nhận ra mức tăng trưởng doanh thu nhanh hơn 25% so với các đối thủ cạnh tranh”.
2. Sự nổi lên của các nền tảng hybrid
Cần nói rõ hơn, đây thực sự không phải là một xu hướng mới. Các trung tâm dữ liệu hybrid đã có mặt từ khá lâu tính tại thời điểm này. Tuy nhiên, xu hướng đó sẽ tiếp tục tăng lên mạnh hơn. Bạn sẽ thấy ngày càng ít các doanh nghiệp sử dụng hệ thống tại chỗ hoặc chỉ đơn thuần một dịch vụ public nào đó bởi vì các khả năng kết hợp mà mô hình hybrid cung cấp đơn giản là quá hấp dẫn để từ bỏ.
Đó là những khả năng nào? Bảo mật và khả năng kiểm soát nằm ở đầu danh sách, đặc biệt là so với public cloud. Tuy nhiên, di trú giữa các đám mây có thể là một thách thức đáng kể (đối với cả việc di trú từ các hệ thống tại chỗ và dịch chuyển từ public cloud). Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ bảo trì bên thứ ba có thể giúp giảm bớt những khó khăn phổ biến khi di trú trên các đám mây.
3. AI – Trí tuệ Nhân tạo sẽ tiếp tục gia tăng
AI dường như đã có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng năm 2022 sẽ chứng kiến sự hiện diện đó tăng lên gấp nhiều lần. Và tất cả chúng ta sẽ vẫn ổn với vai trò ngày càng tăng của AI. Không dễ trở thành những “chúa tể người máy” của con người, các thuật toán này giờ đây cho phép các trung tâm dữ liệu tự động hóa các quy trình lặp lại và giải phóng tài năng của con người để có thể được sử dụng ở những nơi quan trọng nhất.
4. Small Data
Bạn đã nghe nói nhiều về Big Data (hết năm này đến năm khác), nhưng bạn đã nghe về Small Data chưa? Có liên hệ chặt chẽ với điện toán biên (Edge Computing), Forbes định nghĩa đây là “một mô hình để tạo điều kiện cho các phân tích nhanh chóng và có tính nhận thức đối với các dữ liệu quan trọng nhất trong các tình huống mà thời gian, băng thông hoặc điện năng tiêu thụ là quan trọng nhất”. Khi các số lượng các doanh nghiệp phi tập trung hóa tăng lên, nhu cầu xử lý dữ liệu không dựa vào “băng thông vô hạn” và các tài nguyên khác cũng sẽ tăng lên.
5. Động lực để “xanh hóa”
Biến đổi khí hậu phần lớn được tác động bởi việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Các trung tâm dữ liệu là nơi tiêu thụ điện rất lớn và hầu hết điện năng tạo ra đến từ các nguồn ít thân thiện với môi trường. Để chống lại điều này (và để được ghi nhận trách nhiệm của mình để bảo vệ hành tinh), ngày càng có nhiều trung tâm dữ liệu đang có xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng xanh hơn, hoặc giảm mức tiêu thụ điện năng trên cùng mức hiệu suất.
6. Tập trung vào vấn đề bảo mật
Như đã đề cập khi nói về hạ tầng hybrid, nhu cầu về việc đảm bảo an ninh mạng cao hơn đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các đợt tấn công thâm nhập và xâm phạm dữ liệu đã liên tiếp được ghi nhận vài năm gần đây. Bảo mật cho trung tâm dữ liệu hiện là điều tối quan trọng và các giải pháp mới đây như bảo mật ở mức chip (chip-level security) có thể giúp bảo vệ cả phần cứng và phần mềm trước những cuộc tấn công mạng.
7. Khả năng mở rộng cao
Hiện nay, các trung tâm dữ liệu tiếp nhận các nhu cầu rất khác nhau về sức mạnh xử lý. Câu trả lời cho thách thức đó là công nghệ siêu mở rộng (ultra-scalibilty) cho phép chúng tăng hoặc giảm quy mô tùy thuộc vào tổng lượng năng lực xử lý cần thiết. Được gọi với cái tên là trung tâm dữ liệu siêu quy mô hay hyper-scale data center, các cơ sở này cung cấp các khả năng vượt trội để xử lý các nhu cầu điện toán theo thời vụ.
8. Chúng ta đang ảo hóa mọi thứ
Mặc dù VR và AR đang là xu hướng lớn hiện nay với các từ khóa như “metaverse” hay “omniverse”, nhưng đó không phải là những gì chúng ta đang nói ở đây. Thay vào đó, chúng ta đang nói về ảo hóa phần mềm . Xu hướng này làm giảm chi phí liên quan đến phần cứng của trung tâm dữ liệu bằng cách chuyển đổi thành phần lưu trữ (một chức năng của phần cứng) thành một thứ gì đó ảo. Trên thực tế, hiện giờ chúng ta đã thấy một loại trung tâm dữ liệu mới – trung tâm dữ liệu do phần mềm xác định, hay Software-defined Data Center (SDDC).
9. 5G tiếp tục làm phức tạp hóa mọi thứ
5G đang được triển khai đầy đủ và nó có ý nghĩa lớn đối với các trung tâm dữ liệu vào năm 2022 và sẽ còn xa hơn. Nó dựa trên tốc độ dữ liệu cực nhanh và độ trễ bằng zero, nhưng để đạt được điều đó, các trung tâm dữ liệu sẽ cần đầu tư vào phần cứng và phần mềm mới. Nếu không, có thể đồng nghĩa với việc trung tâm dữ liệu của bạn bị bỏ lại phía sau.
10. Bộ nhớ siêu nhanh
Nhớ lại những ngày khi thành phần lưu trữ của máy tính hầu như chỉ có ổ đĩa cứng, và tốc độ dữ liệu được xác định bởi tốc độ đọc / ghi vào đĩa? Những ngày đó ở phía sau chúng ta khá xa. Đĩa cứng quay đang được thay thế bằng ổ cứng thể rắn SSD và bộ nhớ flash, cũng như các hệ thống lưu trữ ảo hóa. Có thể không lâu nữa bạn sẽ nói lời tạm biệt mãi mãi với các thiết bị lưu trữ dữ liệu truyền thống. Bạn cũng có thể thấy xu hướng này sẽ tiếp tục sau năm 2022, với dung lượng lưu trữ ngày càng nhanh hơn, nhỏ hơn và dung lượng nhiều hơn.
Bài viết liên quan