Hệ thống lưu trữ truyền thống so với công nghệ hiện tại đã trở nên lạc hậu và không mang tính linh hoạt cao để đáp ứng cho các yêu cầu mở rộng hệ thống nhanh nhạy ở các trung tâm dữ liệu hiện đại nữa. Software-Defined Storage (SDS) vì thế mà đang được chấp nhận ở tỉ lệ cao, thành chuẩn cho các hệ thống storage ngày nay. Và giờ đây, tiếp tục quá trình phát triển của mô hình SDS, các chuyên gia IT đã tiến đến giải pháp Siêu hội tụ – Hyper Converged Infrastructure (HCI).
HCI là gì? Hạ tầng siêu hội tụ là gì?
Nếu như mô hình Data Center truyền thống bao gồm 3 thành phần chính: Server để chạy các ứng dụng; Storage để lưu trữ data và hạ tầng mạng để kết nối các thành phần với nhau. Thì HCI kết hợp mọi thứ lại với nhau, gói gọn trong một package hợp nhất – một thiết bị duy nhất, có đủ các thành phần: Compute + Storage + Networking. Chi tiết thêm, bạn có thể tham khảo loạt bài về HCI – hạ tầng siêu hội tụ.
Vậy lợi ích của nó là gì và tại sao HCI là lựa chọn tương lai của doanh nghiệp?
Giao diện quản lý hội tụ sử dụng dễ dàng
quy trình vận hành của Data Center ngày càng trở nên phức tạp với nhiều tác vụ đòi hỏi tài nguyên hệ thống cực cao – một trong những tính năng quan trọng của HCI là làm việc quản lý tài nguyên trở nên đơn giản hơn. Với hệ thống HCI, quản trị viên đã có trong giao diện “hội tụ” và trực quan, ngay cả khi hệ thống backend mở rộng liên tục
Quản lý Data Center đơn giản
HCI được quản lý dựa trên các chính sách policy đưa ra. Bằng cách triển khai các policy tại level software nên có thể tránh được việc cấu hình từng VM và storage. Thử nghĩ xem, nếu hệ thống nhà bạn có cả trăm hoặc ngàn VM, việc cấu hình từng VM sẽ dẫn đến tốn thời gian, cấu hình sai , vv. Nhưng với HCI, tất cả các VM đều sẽ đồng nhất và được cấu hình đúng chuẩn thông qua các policy của ứng dụng, được define sẵn bằng HCI software. Kết quả là thời gian support của đội ngũ IT và downtime của hệ thống sẽ giảm đi đáng kể – do cấu hình sai hoặc không tương thích.
CapEx vs OpEx
Nếu tính toán kỹ thì thiết bị Server, Storage có sẵn của HCI sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các Storage và Controller của mô hình truyền thống. Vì hệ sinh thái cho các thiết bị x86 đã được sẵn sàng, chi phí mua và support cũng “mềm” hơn.
Tăng cường khả năng bảo mật
HCI có khả năng “điều khiển hội tụ” (Unified Point of Control), được tích hợp các biện pháp bảo vệ data tốt nhất, bao gồm: Access Control, Mã hoá – Encryption, Remote Data Replication, các quy trình Backup và Disaster Recovery, Applied System-wide software
Khả năng mở rộng hệ thống vô hạn
Hệ thống HCI sinh ra vốn đã sẵn sàng khả năng mở rộng, và doanh nghiệp có thể “vô tư” tăng/giảm khả năng lưu trữ bằng cách thêm vào/lấy ra các node. HCI cho phép các thiết bị storage của nó có thể thêm/lấy ra mà không cần phải cấu hình lại trong bất kỳ ứng dụng nào.
Quản lý các văn phòng từ xa (ROBO – Remote office, Branch office)
Một trong những case điển hình của việc sử dụng HCI chính là quản lý hạ tầng IT của các công ty có nhiều chi nhánh, văn phòng (ROBO), vì tầm quan trọng của các văn phòng này. Theo các khảo sát thì có tới ½ số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng ROBO này.
Thông thường, các ROBO sẽ tự trang bị hệ thống IT đáp ứng đủ nhu cầu của mình, đồng nghĩa với việc các thiết bị Server và Storage sẽ không đồng nhất, đôi khi, họ còn tự mình chịu trách nhiệm cho security, giải pháp DR và lo cả việc support hệ thống.
HCI làm thay đổi cách quản lý các ROBO
Vì bản chất của HCI là quản lý bằng software nên không quan trọng vị trí tài nguyên của hệ thống IT doanh nghiệp nằm tại local site hoặc remote site. Nói rõ hơn, khi đã triển khai HCI, các Server, Storage và kết nối networking đều được quản lý hội tụ bằng software; việc quản lý data cũng cực kỳ đơn giản khi HCI software tập trung mọi dữ liệu như File Server, các User chỉ cần tương tác trên giao diện như tại local.
HCI hỗ trợ môi trường x86, ROBO có thể triển khai các HCI instance trên local Server Cluster mà không cần phải cài đặt bất kì thiết bị đặc biệt nào. Thêm nữa, các ROBO cũng không cần lo lắng đến vấn đề data backup và DR, khi có data mới sẽ tự động đẩy về site chính thông qua các tính năng và biện pháp bảo mật có sẵn trong hệ thống siêu hội tụ.
HCI là tương lai của hệ thống IT doanh nghiệp – Enterprise Computing
Các chuyên gia, quản lý IT của thế giới đã nhận định như vậy. Có đến 86% lên kế hoạch thay thế các dự án Server và Storage “khủng” bằng sản phẩm HCI và Gartner dự đoán thị trường này sẽ tăng lên đến 5 tỷ USD trong năm 2019. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn tầm cao hơn, quản lý hệ thống các văn phòng, office, store của mình tốt hơn, HCI là xu hướng không thể cưỡng lại.
Bài viết liên quan
- Điện toán đám mây: Những xu hướng mới sẽ rõ nét hơn trong năm 2025
- 10 cách để tối ưu hóa đám mây của bạn
- HPE và NVIDIA công bố ‘NVIDIA AI Computing by HPE’ để thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh
- NVIDIA hỗ trợ hành trình hướng tới Generative AI thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
- NVIDIA CEO: “Chúng tôi đã tạo ra chip xử lý cho kỷ nguyên AI tạo sinh”
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023