Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp quan tâm đến việc triển khai các đám mây phải đối mặt với thách thức tích hợp các thành phần phần mềm và phần cứng phức tạp từ nhiều nhà cung cấp. Hệ thống khi hoàn thành có thể dẫn đến xây dựng tốn kém và khó vận hành, giảm thiểu các động cơ ban đầu và lợi ích của việc chuyển sang điện toán đám mây. Các nền tảng điện toán đám mây rất hấp dẫn bởi vì chúng cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng truy cập các tài nguyên công cộng và lưu trữ theo yêu cầu mà không có sự phức tạp và thời gian liên quan đến việc mua, cài đặt, cấu hình và triển khai cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống.
Trong khi năm 2010 là năm để nói về đám mây, năm 2011 sẽ là năm để thực hiện. Vì lý do này, điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp phải hiểu rõ hơn về chính xác những gì họ cần để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây của họ. Đối với cả doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ, việc tạo và triển khai thành công dịch vụ đám mây sẽ trở thành nền tảng cho các hoạt động CNTT của họ trong nhiều năm tới khiến nó trở nên cần thiết ngay từ đầu.
Đối với kiến trúc sư làm việc với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây, có bảy yêu cầu chính cần được giải quyết khi xây dựng chiến lược đám mây của họ. Những yêu cầu này bao gồm:
1. Khả năng hỗ trợ tính không đồng nhất của hệ thống
Các giải pháp quản lý đám mây không chỉ tận dụng các giải pháp phần cứng, ảo hóa và phần mềm mới nhất mà còn hỗ trợ cơ sở hạ tầng hiện có của một trung tâm dữ liệu. Trong khi phần nhiều trong số những đơn vị mới bắt đầu thường chọn phương án dựa trên các giải pháp phổ thông và nguồn mở như các hệ thống x86 chạy Xen và các bản distribution nguồn mở như CentOS, các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp lớn hơn có các yêu cầu xung quanh cả hệ thống phổ thông và độc quyền khi xây dựng nền tảng đám mây. Ngoài ra, các nhà cung cấp quản lý đám mây phải tích hợp với các hệ thống CNTT truyền thống để thực sự đáp ứng các yêu cầu của trung tâm dữ liệu. Các công ty không hỗ trợ các công nghệ từ Cisco, Red Hat, NetApp, EMC, VMware và Microsoft sẽ không thể cung cấp một sản phẩm đám mây thực sự phù hợp với nhu cầu của trung tâm dữ liệu.
2. Quản lý dịch vụ
Để khai thác hiệu quả chức năng của điện toán đám mây, điều quan trọng là các quản trị viên phải có một công cụ đơn giản để xác định và đo lường các dịch vụ. Một dịch vụ cung cấp là tập hợp các dịch vụ và ứng dụng được định lượng mà người dùng cuối có thể sử dụng thông qua nhà cung cấp – cho dù đám mây là private hay public. Các dịch vụ nên bao gồm việc đảm bảo tài nguyên, quy tắc đo lường, quản lý tài nguyên và thanh toán theo chu kỳ. Chức năng quản lý dịch vụ nên kết hợp với kho dịch vụ dựng sẵn để có thể được người dùng cuối triển khai và quản lý nhanh chóng, dễ dàng.
3. Quản lý tài nguyên và khối lượng công việc (workload) tự động
Để đám mây thực sự theo nhu cầu và có khả năng co giãn trong khi luôn có thể đáp ứng các cam kết dịch vụ (SLA), đám mây phải có khả năng nhận thức (aware) về workload và tài nguyên. Điện toán đám mây làm tăng mức độ trừu tượng để làm cho tất cả các thành phần của trung tâm dữ liệu được ảo hóa, không chỉ xử lý và bộ nhớ. Sau khi được trừu tượng hóa và triển khai, điều quan trọng là các giải pháp quản lý có khả năng tạo ra các chính sách xung quanh các workload và việc quản lý dữ liệu để đảm bảo hiệu năng và hiệu suất tối đa được đưa đến hệ thống chạy trên đám mây. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi các hệ thống đạt đến đỉnh điểm về nhu cầu tài nguyên. Hệ thống phải có khả năng dành sự ưu tiên một cách tự động (dynamically prioritize) đến các thành phần và tài nguyên đang hoạt động dựa trên các cấp độ ưu tiên về kinh doanh của các workload khác nhau nhằm đảm bảo đáp ứng được SLA đặt ra.
4. Độ tin cậy, tính sẵn sàng và vấn đề bảo mật
Mặc dù mô hình và cơ sở hạ tầng về cách thức cung cấp và sử dụng dịch vụ CNTT có thể đã thay đổi với điện toán đám mây, nhưng điều quan trọng đối với các giải pháp mới này là hỗ trợ được các yếu tố vẫn luôn luôn quan trọng đối với người dùng cuối. Cho dù đám mây chỉ đóng vai trò là nơi thử nghiệm cho các developer tạo prototype cho các dịch vụ và ứng dụng mới, hoặc nó đang chạy version mới nhất của game tương tác phổ biến, người dùng hy vọng nó sẽ hoạt động tốt từng phút, từng giờ. Để hoàn toàn đáp ứng sự tin cậy và tính khả dụng, đám mây cần có khả năng tiếp tục hoạt động trong khi dữ liệu vẫn còn nguyên trong trung tâm dữ liệu ảo bất kể có xảy ra lỗi ở một hoặc nhiều thành phần hay không. Ngoài ra, do hầu hết các kiến trúc đám mây xử lý các tập tài nguyên (resource pool) được chia sẻ trên nhiều nhóm cả bên trong và bên ngoài, bảo mật và tính năng đa khách hàng (multi-tenancy) phải được tích hợp vào mọi khía cạnh của quy trình và kiến trúc hoạt động. Các dịch vụ cần có khả năng chỉ cung cấp quyền truy cập cho người dùng được phân quyền và trong mô hình shared resource pool này, người dùng cần được tin tưởng rằng dữ liệu và ứng dụng của họ được bảo mật.
5. Tích hợp với các công cụ quản lý trung tâm dữ liệu
Nhiều thành phần của hệ thống quản lý trung tâm dữ liệu truyền thống đòi hỏi một số mức độ tích hợp với các giải pháp quản lý đám mây mới, mặc dù đám mây là một hình thức sử dụng tài nguyên CNTT mới. Trong hầu hết các trung tâm dữ liệu, một loạt các công cụ được sử dụng để cấp phát tài nguyên, chăm sóc khách hàng, thanh toán, quản lý hệ thống, thư mục, bảo mật và nhiều hơn nữa. Các giải pháp quản lý điện toán đám mây không thay thế các công cụ này và điều quan trọng là chúng hỗ trợ các API tích hợp vào các hệ thống vận hành, quản trị, bảo trì và cung cấp (OAM & P) hiện có. Chúng bao gồm cả các công cụ ảo hóa hiện tại của VMware và Citrix, nhưng cũng bao gồm các công cụ quản lý trung tâm dữ liệu lớn hơn từ các công ty như IBM và HP.
6. Tính hiển thị và vấn đề báo cáo
Nhu cầu quản lý dịch vụ đám mây từ hiệu suất, cấp độ dịch vụ và khía cạnh báo cáo trở thành tối quan trọng đối với sự thành công của việc triển khai dịch vụ. Không có khả năng hiển thị và cơ chế báo cáo mạnh mẽ, việc quản lý các cấp dịch vụ khách hàng, hiệu suất hệ thống, tính tuân thủ và chức năng thanh toán trở nên ngày càng khó khăn. Hoạt động của trung tâm dữ liệu yêu cầu cần phải có khả năng hiển thị và báo cáo theo thời gian thực trong môi trường đám mây để đảm bảo tính tuân thủ, bảo mật, thanh toán và hoàn phí, cũng như các công cụ khác, đòi hỏi mức độ hiển thị và báo cáo chi tiết cao.
7. Giao diện quản trị viên, developer và người dùng cuối
Một trong những thuộc tính và thành quả chính của các dịch vụ dựa trên đám mây hiện có trên thị trường xuất phát từ thực tế là các cổng tự phục vụ (self-service portal) và mô hình triển khai che đi sự phức tạp của dịch vụ đám mây khỏi người dùng cuối. Điều này được thực hiện bằng cách thúc đẩy việc áp dụng và giảm chi phí vận hành vì phần lớn công việc quản lý được giảm tải cho người dùng cuối. Trong các self-service portal, người dùng dịch vụ có thể quản lý trung tâm dữ liệu ảo của riêng họ, tạo và khởi chạy mẫu, quản lý lưu trữ ảo, các node xử lý, tài nguyên mạng và truy cập thư viện image để nhanh chóng chạy dịch vụ của họ. Tương tự, giao diện quản trị viên phải cung cấp dashboard quan sát duy nhất để thấy được tất cả các tài nguyên vật lý, các instance của máy ảo, templates, dịch vụ và danh sách các người dùng đám mây. Bên trên các interface lõi, tất cả các tính năng này cần có khả năng hoán đổi được với các developer và third-party thông qua các API phổ biến.
Trung tâm giải pháp NTC với đội ngũ các chuyên viên được đào tạo và có kinh nghiệm triển khai, cùng danh sách các vendor hàng đầu sẽ đem đến cho khách hàng các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất.
Vui lòng liên hệ hotline: 1900 558879 hoặc email: presales@thegioimaychu.vn để giải tỏa các thắc mắc trong việc triển khai Cloud.
Điện toán đám mây là một sự thay đổi mô hình trong cách thức các trung tâm dữ liệu và nhà cung cấp dịch vụ đang kiến tạo và đưa ra các dịch vụ có độ tin cậy, có khả năng mở rộng cao, linh hoạt và hiệu quả hơn so với các mô hình trước đó. Mô hình mới này cung cấp cho những đơn vị áp dụng sớm có khả năng nhanh chóng nhận ra lợi ích của sự linh hoạt khi vấn đề kinh doanh được cải thiện, đưa ra thị trường (time-to-market) nhanh hơn và giảm tổng chi phí sở hữu (TCO). Tuy nhiên, các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ cần hiểu những yếu tố nào mà đám mây của họ phải có để xây dựng một đám mây thực sự thành công.
Bài viết liên quan
- Điện toán đám mây: Những xu hướng mới sẽ rõ nét hơn trong năm 2025
- 10 cách để tối ưu hóa đám mây của bạn
- HPE và NVIDIA công bố ‘NVIDIA AI Computing by HPE’ để thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh
- NVIDIA hỗ trợ hành trình hướng tới Generative AI thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
- NVIDIA CEO: “Chúng tôi đã tạo ra chip xử lý cho kỷ nguyên AI tạo sinh”
- Top 10 chủ đề về Điện toán đám mây năm 2023