Chuyển dịch lên cloud và các mô hình tham khảo

Xu hướng đón nhận và chuyển dịch lên nền tảng cloud – điện toán đám mây – tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trên thế giới và cả ở Việt Nam, cho phép các công ty hưởng lợi từ khả năng sao lưu dữ liệu mạnh mẽ, mở rộng tài nguyên linh hoạt, hoàn toàn xóa bỏ giới hạn về địa lý khi cộng tác từ xa giữa các văn phòng khác nhau.

TẠI SAO PHẢI “LÊN MÂY”?

• Cho phép doanh nghiệp của bạn dễ dàng mở rộng băng thông và không gian nếu cần.
• Khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu hiệu quả hơn, ngay cả với các thiết bị bị thất lạc, hỏng hóc.
• Tăng cường sự cộng tác, cho phép các nhóm làm việc chia sẻ file và giao tiếp từ mọi nơi.
• Tiếp cận công nghệ cấp doanh nghiệp với chi phí thấp hơn thông qua mô hình “dùng đến đâu, trả đến đó – pay as you go”.
• Giảm sự phụ thuộc vào phần cứng, giảm thời gian cập nhật và giảm bớt căng thẳng về CNTT.

CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI

Public Cloud

Loại lưu trữ đám mây trong đó các dịch vụ được cung cấp qua mạng công cộng. Trong mô hình này, bạn mua các ứng dụng và không gian lưu trữ.

Giải pháp ảo hóa hạ tầng lưu trữ

Thích hợp nhất cho các doanh nghiệp không yêu cầu giải pháp tùy chỉnh, nhưng vẫn cần một nơi nào đó để lưu trữ dữ liệu và tài liệu với chi phí thấp.

Private Cloud

Trong mô hình đám mây này, cơ sở hạ tầng chỉ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức của bạn.

Đây là một tùy chọn an toàn hơn cho phép bạn kiểm soát tốt dữ liệu của mình và đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp có trang bị CNTT tốt và đang dùng nhiều ứng dụng hiện hữu.

Hybrid Cloud

Đây là một dạng hạ tầng kết hợp, thực hiện bằng hai hoặc nhiều máy chủ đám mây (public, private,…). Mô hình này yêu cầu phải có cả 2 loại là tài nguyên tại chỗ (on-premise cloud) và tài nguyên bên ngoài, hạ tầng đám mây dựa trên máy chủ.

Phù hợp cho các doanh nghiệp cần mức độ bảo mật cao, nhưng vẫn yêu cầu môi trường public cloud để khách hàng có thể truy cập dữ liệu và ứng dụng của họ.

Community Cloud

Thiết lập đám mây loại này được chia sẻ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tổ chức có lợi ích kinh doanh chung.

Rất phù hợp cho các doanh nghiệp có cùng mức độ và tiêu chuẩn bảo mật (HIPAA, FISMA, GLBA, v.v…).

____
Bài viết liên quan

Góp ý / Liên hệ tác giả