- CPU: 160 vCores
- RAM: 512 GB
- Storage: 8 TB
Thiết bị phần cứng:
-
SAN:
1 x
SAN Dual Controller (included HDD,
SAN Switch)
- Switch: 1 x Switch Management
- Firewall: 1 x Firewall
- UPS: 1 x UPS
- Rack: 1 x Rack Cabinet 20U (included Dual PDU)
Nền tảng Ảo hóa
- VMware
- OnApp
- OpenStack
- Nutanix
Technical Sale: 0969.999.199
Chọn hạ tầng Private Cloud hay Public Cloud?
Khi quyết định về cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây, có rất nhiều lựa chọn để thực hiện, nhưng điều cơ bản nhất là sử dụng Điện toán Đám mây Công cộng (Public Cloud) hay Điện toán Đám mây Dùng riêng (Private Cloud). Không có sự lựa chọn nào phù hợp với mọi Doanh nghiệp - nó phụ thuộc vào những gì Doanh nghiệp của bạn muốn đạt được và mục tiêu của việc triển khai mô hình Điện toán Đám mây.
Đầu tiên, cả Public Cloud và
Private Cloud đều sử dụng công nghệ ảo hóa làm nền tảng. Có một lớp cơ sở hạ tầng vật lý cơ bản - máy chủ và phần cứng mạng. Các máy chủ chạy một hệ điều hành cơ bản và phần mềm ảo hóa, có thể là VMware, OnApp (KVM), Nutanix hoặc các mã nguồn mở (OpenStack). Phần mềm ảo hóa tạo và quản lý các máy chủ ảo (Virtual Machine) thường được gọi là các máy chủ đám mây (Cloud Server). Cả hai phương thức đều cho phép các máy chủ được tạo hoặc xóa đi nhanh chóng cùng với các lợi ích khác của cơ sở hạ tầng đã được ảo hóa.
Sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở hạ tầng Public Cloud và
Private Cloud nằm ở những người sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng vật lý. Trong một Public Cloud, các máy chủ vật lý và lớp ảo hóa được sở hữu và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ Điện toán Đám mây (Cloud Provider). Người dùng có ít thông tin chi tiết về những gì đang xảy ra bên dưới các Cloud
Server mà họ triển khai. Nhiều khách hàng khác nhau cùng chia tải các workload của mình trên cùng một cơ sở hạ tầng vật lý, mặc dù họ không có quyền truy cập vào các cloud
Server của người dùng khác.
Những lợi ích chính của Public Cloud là chi phí phần mềm, bảo trì phần cứng và chỗ đặt hệ thống tại các Trung tâm Dữ liệu đạt tiêu chuẩn là do bên thứ ba đảm trách. Khách hàng quản lý các cloud
Server, tạo thành mạng ảo (virtual network) của họ, nhưng họ không phải lo lắng về các vấn đề phần cứng. Đối với nhiều công ty, Public Cloud là phương thức kinh tế và hiệu quả nhất - không có đầu tư vốn trả trước cho máy chủ.
Nhưng thực tế thì Public Cloud không phải không có giới hạn của nó. Giành quyền kiểm soát lớp vật lý có nghĩa là: người dùng không có quyền kiểm soát phần cứng được sử dụng, hệ thống mạng được thiết kế như thế nào và mức độ hoạt động, an toàn của toàn bộ hệ thống ra sao. Chúng ta đang đặt hoàn toàn niềm tin vào các chứng chỉ, thương hiệu của Cloud provider. Và, tất nhiên, dữ liệu nhạy cảm của bạn cũng sẽ được lưu trữ, kiểm soát trên các máy chủ của một bên thứ ba.
Chính vì những hạn chế này, chúng ta nên nghĩ đến hệ thống
Private Cloud - những đám mây riêng. Trên các đám mây riêng, phần cứng vật lý cơ bản được sở hữu và quản lý bởi chính khách hàng đang trực tiếp sử dụng - mặc dù nó có thể được nhà cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ nào đó, nhưng suy cho cùng, toàn bộ thiết bị phần cứng này đang được quản lý, kiểm soát và vận hành hoặc sở hữu bởi chính bạn, không ai khác. Điểm quan trọng nhất là chỉ dữ liệu của khách hàng đó sẽ chạy trong đám mây riêng tư đó và chỉ họ mới có quyền truy cập vào nó.
Người dùng
Private Cloud trả trước cho phần cứng của họ và họ thanh toán trực tiếp cho việc quản lý, chỗ đặt và bảo trì máy chủ của họ. Nếu
Private Cloud trong một khu vực hoặc phòng riêng biệt, họ phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn nếu không, họ sẽ phải thuê chỗ đặt hệ thống tại một trung tâm dữ liệu nào đó hoặc Nhà cung cấp Dịch vụ Private Cloud (NTC Cloud) để làm điều đó cho họ.
Với
Private Cloud, các tổ chức có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với phần cứng, phần mềm và dữ liệu của họ. Cơ sở hạ tầng và các giải pháp nền tảng (như ảo hóa) có thể được thiết kế và triển khai để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, và tất nhiên, dữ liệu trên
Private Cloud luôn dưới sự kiểm soát - điều quan trọng đối với nhiều Doanh nghiệp.