Fibre Channel là một giao thức truyền dữ liệu tốc độ cao cung cấp khả năng phân phối dữ liệu khối thô tuần tự và không mất mát (lossless). Nó được thiết kế để kết nối các máy chủ đa chức năng, mainframe và siêu máy tính với các thiết bị lưu trữ. Công nghệ này chủ yếu hỗ trợ kết nối point-to-point (hai thiết bị được kết nối trực tiếp với nhau) mặc dù phổ biến nhất được tìm thấy trong môi trường chuyển mạch mạng tốc độ cao (các thiết bị được kết nối với nhau qua thiết bị chuyển mạch Fibre Channel hay FC Switch).
Một hệ thống mạng lưu trữ (SAN) là một mạng chuyên dụng được sử dụng để kết nối giữa các máy chủ host và máy chủ lưu trữ chia sẻ chung – thường là các mảng lưu trữ được chia sẻ cung cấp bộ lưu trữ dữ liệu theo block (block level).
Fibre Channel SAN thường được triển khai cho các ứng dụng có độ trễ thấp, phù hợp nhất với cơ chế lưu trữ dựa trên khối, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu xử lý giao dịch trực tuyến tốc độ cao (OLTP), hoặc các cơ sở dữ liệu trong ngành ngân hàng, bán vé trực tuyến và môi trường ảo hóa. Fibre Channel thường chạy qua đường cáp quang bên trong và giữa các trung tâm dữ liệu với nhau, nhưng nó cũng có thể chạy trên dây cáp đồng.
Các loại cáp quang dùng cho Fibre Channel có thể được kéo dài với khoảng cách xa để thiết lập các DR Site (Phục hồi sau Thảm họa) và hỗ trợ kinh doanh không gián đoạn, và hầu hết các SAN thường được thiết kế với các kênh cáp quang dự phòng.
Bắt đầu vào năm 1988, Fibre Channel được tiêu chuẩn hóa trong Ủy ban Kỹ thuật T11 của Ủy ban Quốc tế về Tiêu chuẩn Công nghệ Thông tin (INCITS), một ủy ban tiêu chuẩn được công nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). Giao diện tín hiệu và vật lý kênh sợi quang (FC-PH) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1994.